Mạng lưới phân phối đang và sẽ là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Với hệ thống mạng lưới rộng và hạ tầng cơ sở ổn định sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định. Tại địa bàn, các Ngân hàng TM Quốc doanh có hệ thống mạng lưới phát triển khá lâu và bao phủ khắp tỉnh. Đây chính là lợi thế của khối so với các NHTMCP. Tuy nhiên các NHTMCP cũng đang nỗ lực mở rộng mạng lưới với tốc độ khá nhanh và có trọng điểm cụ thể tại Bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6. Tình hình phát triển mạng lưới điểm giao dịch của Chi nhánh SHB Thái Nguyên và một số đối thủ canh tranh
Ngân hàng Điểm giao dịch (số điểm)
2014 2015 2016 Sacombank 1 1 1 Lienvietpostbank 1 1 2 Seabank 1 2 2 MB 3 4 4 SHB 1 1 1
Nguồn: Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Thái Nguyên Phát triển mạng lưới sẽ làm tăng tổng tích lũy tài sản của một NH tại địa bàn. Việc phát triển mạng lưới đi đôi với khả năng chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng tại một địa bàn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định thương hiệu và tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2016, Chi nhánh SHB Thái Nguyên và Sacombank hoạt động với 01 điểm giao dịch, LienVietpostbank, Seabank 02 điểm giao dịch và MB có mạng lưới hoạt động với 04 điểm giao dịch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
Hiện nay mạng lưới phân phối sản phẩm của Chi nhánh SHB Thái Nguyên hoạt động tập trung tại 01 Trụ sở Chi nhánh SHB Thái Nguyên tại Trung
tâm thành phố Thái Nguyên dẫn đến các hạn chế cung ứng dịch vụ, phát triển khách hàng cũng như không cạnh tranh kịp trong quá trình xử lý giao dịch với khách hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội nói chung và Chi nhánh SHB Thái Nguyên nói riêng cần xây dựng chính sách phát triển mạng lưới trên địa bàn đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như đem lại cho khách hàng những dịch vụ ngân hàng tốt nhất.