Đặc điểm Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 44)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng.

Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh

doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư. SHB hiện nằm trong Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam không do Nhà nước chi phối vốn.

Tính đến 30/9/2016, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với Tổng tài sản đạt hơn 215.000 tỷ đồng, Vốn tự có đạt gần 13.000 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Với những thành tích đã đạt được, SHB đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều giải thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức uy tín trong nước và Quốc tế như: Top 10 Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam, Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 – trong đó SHB là Ngân hàng có tỷ lệ giá trị thương hiệu/giá trị tài sản cao nhất trong 10 Ngân hàng được đánh giá, Ngân hàng tài trợ Dự án tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia, Ngân hàng có Sản phẩm tiền gửi tốt nhất Việt Nam và Sáng kiến thương hiệu tốt nhất, Ngân hàng có dịch vụ Internet Banking tốt nhất,….

Chi nhánh SHB Thái Nguyên là một trong những chi nhánh thuộc thống

của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội.

- Tên đơn vị: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) –

- Địa điểm trụ sở chính: TTTM Chợ Minh Cầu - Số 02, Đ. Minh Cầu, P. Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là: Chi nhánh SHB Thái Nguyên) khai trương vào ngày 16/04/2014, được Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên xác nhận theo công văn số: 396/THN-TTGS ngày 18/04/2014 về việc xác nhận đã khai trương Chi nhánh SHB Thái Nguyên. Có chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy chế tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ban hành.

Đến nay Chi nhánh SHB Thái Nguyên có một điểm giao dịch tại trụ sở chính, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB, Chi nhánh có những chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

- Huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

- Cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…) cho tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân triển khai phương án kinh doanh, quản lý số dư tín dụng an toàn, hiệu quả.

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng theo hướng sản phẩm trọn gói.

- Tìm kiếm, duy trì và phát triển cac mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín và thương hiệu SHB, đảm bảo quyền lợi hợp pháp giữa ngân hàng và khách hàng.

3.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh SHB Thái Nguyên được điều chỉnh phù hợp theo chủ chương của lãnh đạo theo từng thời kì. Đến cuối năm 2016, tổng số cán bộ công nhân viên Chi nhánh SHB Thái Nguyên là 38 người, trong đó số lượng cán bộ quản lý là 10 cán bộ, chiếm 26% trên tổng số cán bộ nhân viên. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học là 30 người, chiếm 78%, trình độ cao đẳng 4 người chiếm 11%, trình độ khác 4 người chiếm 11% .

Bảng 3.1. Cơ cấu trình độ văn hoá của CBCNV Chi nhánh SHB Thái Nguyên thời điểm 31/12/2016:

Trình độ Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)

1.Đại học 30 78

2.Cao đẳng 4 11

3.Khác 4 11

Tổng cộng 38 100

Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2016 Chi nhánh SHB Thái Nguyên Các Phòng ban có quan hệ trực tuyến với nhau và mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể được mô tả theo sơ đồ sau đây.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức và quản lý tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2016 Chi nhánh SHB Thái Nguyên

* Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm điều hành chung các hoạt động

kinh doanh tại chi nhánh, giao việc và chỉ đạo mọi hoạt động của Chi nhánh cho Phó Giám đốc Chi nhánh và lãnh đạo các Phòng ban chức năng.

* Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh, thực hiện triển khai, giám sát hoạt động theo kế hoạch và định hướng phát triển đã được phê duyệt trong hoạt động huy động vốn, kế toán và hành chính tại Chi nhánh.

* Phòng dịch vụ khách hàng

- Quản lý và trực tiếp thực hiện các hoạt động tác nghiệp giao dịch huy động tiền gửi với khách hàng.

Ban Giám đốc (Giám đốc+ Phó Giám đốc) Phòng Hỗ trợ Phòng KHDN KHCN Phòng Phòng TĐ Phòng DVKH Phòng HC Phòng KT

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. - Thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định.

* Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân.

- Trực tiếp tiếp thị và bán các sản phẩm tín dụng cho khách hàng. - Tham mưu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng.

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng.

- Trực tiếp thu thập hồ sơ và đề suất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/chuyển Phòng Thẩm định tín dụng theo quy định.

- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

- Chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.

* Phòng Thẩm định tín dụng

- Trực tiếp thực hiện thẩm định cho vay/bảo lãnh đối với khách hàng theo quy trình, quy định của SHB và pháp luật.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hạn chế và phòng ngừa các rủi ro tín dụng.

- Trực tiếp thực hiện thẩm định giá tài sản đảm bảo

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan Hệ Khách Hàng, gửi kết quả cho Khối QTRR tại Hội sở chính để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

* Phòng Hỗ trợ tín dụng:

- Thực hiện kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ cấp tín dụng đối với khách hàng như: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ TSĐB, hồ sơ phương án cấp tín dụng, hồ sơ mục đích sử dụng vốn, thẩm quyền phê duyệt cảu hồ sơ cấp tín dụng sau khi phê duyệt

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát toan bộ hồ sơ tín dụng từ Phòng quan hệ khách hàng bàn giao

- Soạn thảo, kiểm soát các hợp đồng, văn bản tín dụng: Hợp đồng/ Phụ lục hợp đồng tín dụng, Hợp đồng/ Phụ lục hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, Đăng ký giao dịch đảm bảo, Thông báo, xác nhận phong toả…

- Trực tiếp giao nhận hồ sơ gốc với khách hàng và thực hiện các thủ tục thế chấp/ cầm cố tài sản theo đúng quy định hiện hành của SHB và của Pháp luật. - Thực hiện hạch toán các bút toán phát sinh như: giải ngân, thu nợ, nhập TSĐB…. trên hệ thống Core banking.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kiểm soát sau cho vay, đánh giá hoạt động kinh doanh khách hàng của Phòng khách hàng.

- Lưu trữ và quản lý hồ sơ tín dụng của khách hàng toàn chi nhánh theo quy định của SHB và pháp luật hiện hành.

- Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc Chi nhánh trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

* Phòng Hành chính

- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, huớng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.

- Tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ cán bộ, đảm bảo tính bảo mật khoa học đúng quy định.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ.

- Quản lý, sử dụng con dấu của SHB theo quy định của pháp luật và quy định của SHB.

- Theo dõi quản lý tình hình thực hiện ngày công lao động, chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm.

- Đầu mối triển khai công tác hậu cần.

- Thực hiện công tác quản lý tài sản cố định, lập kế hoạch trình ban lãnh đạo và tổ chức thực hiện bảo trì, bảo duỡng, sửa chữa tài sản theo quy định.

- Tổ chức mua sắm theo kế hoạch và đột xuất theo đúng quy định, thực hiện kiêm kê tài sản, đề xuất trình Ban lãnh đạo thanh lý tài sản hư hỏng.

- Đảm bảo an ninh cho hoạt động của Chi nhánh SHB Thái Nguyên, bảo vệ cơ quan, tài sản của Chi nhánh SHB Thái Nguyên, khách hàng.

- Phụ trách mảng Công nghệ thông tin của Chi nhánh bao gồm:

+ Trực tiếp thực hiện quản lý, vận hành hệ thống công nghệ NH theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên.

+ Hổ trợ, tư vấn và huớng dẫn các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao do Chi nhánh SHB Thái Nguyên cung cấp.

+ Phối hợp với các bộ phận, nghiệp vụ xử lý phát sinh yếu tố kỹ thuật liên quan đến quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ Chi nhánh SHB Thái Nguyên cho khách hàng.

+ Nghiên cứu phát triển các giải pháp an ninh, an toàn bảo mật cho toàn hệ thống.

* Phòng Kế toán

- Đầu mối phân phối với các Phòng, tổ liên quan để xây dựng và trình duyệt kế hoạch tài chính, tài sản, kế hoạch quỹ thu nhập hàng năm theo quy định.

- Thực hiện công tác thu chi.

- Thực hiện hạch theo huớng dẫn hạch toán kế toán của Ban tài chính kế toan Hội sở.

- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Mở, đóng tài khoản kế toán chi tiết theo yêu cầu.

- Quản lý tài khoản Nostro, Vostro, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý tình huống chênh lệch không khớp đúng.

- Kiểm soát toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh của Chi nhánh SHB Thái Nguyên.

- Lập và gửi báo cáo tài chính, báo cáo kế toán, các loại báo cáo phân tích tài chính kế toán phục vụ công tác quản trị điều hành.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

3.1.3. Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh SHB nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016

Kết quả kinh doanh của ngân hàng được thể hiện từ ở chi tiêu Doanh thu dịch vụ qua các năm. Mặc dù là ngân hàng mới gia nhập thị trường tài chính trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên nhưng Chi nhánh SHB Thái Nguyên cũng đã thể hiện được nỗ lực phấn đấu không ngừng thông qua các kết quả đã đạt được giai đoạn 2014- 2016 cụ thể tại Bảng 3.2:

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp Doanh thu dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014- 2016 Chi nhánh SHB Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm (Triệu đồng) So sánh(%)

2014 2015 2016 2015/

2014

2016 /2015

Thu lãi tiền gửi 14.160 47.185 61.190 69,99% 22,89%

Thu lãi cho vay 4.466 21.552 31.961 79,28% 32,57%

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 63 313 352 79,99% 11,17%

Thu khác từ hoạt động tín dụng 35 167 611 79,25% 72,62%

Thu từ dịch vụ thanh toán 35 694 573 94,98% -21,01%

Thu từ dịch vụ ngân quỹ 24 58 76 59,36% 23,56%

Thu từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý 18 26 18 33,11% -48,14%

Thu về kinh doanh ngoại tệ 596 694 82 14,13% -750,84%

Thu khác 18 602 434 96,98% -38,85%

Tổng Thu 19.396 70.690 94.863 72,56% 25,48%

Lợi nhuận 750 3.523 5.583 78,72% 36,90%

Nguồn: Chi nhánh SHB Thái Nguyên (2014- 2016) Doanh thu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 -2016 tăng tưởng tốt cụ thể: Tổng doanh thu năm 2015 đạt 70.689 triệu đồng tăng 72,56% so với năm 2014, năm 2016 đạt 94.862 triệu đồng tăng 25,48% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 đạt 3.523 triệu đồng tăng trưởng 78,72%, lợi nhuận sau thế năm 2016 đạt 5.583 triệu đồng tăng trưởng 36,9% so với năm 2015.

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Sau 3 năm đi vào hoạt động trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, Chi nhánh SHB Thái Nguyên đã cố gắng phấn đấu trở thành một Chi nhánh ngân hàng thương mại hiện đại, hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng trong tỉnh. Tuy nhiên, do Chi nhánh mới thành lập trên địa bàn, phải đối mặt với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị thường tài chính vì vậy Chi nhánh SHB Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh SHB Thái Nguyên đã nghiêm túc chấp hành các chính sách vĩ mô của Ngân hàng nhà nước, luôn bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt.

Cụ thể Chi nhánh SHB Thái Nguyên đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng đáp ứng nhu cầu của KH như: tiết kiệm thông thường, tiết kiệm online, tiết kiệm tích luỹ, phát hành giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi và

các sản phẩm huy động tiết kiệm có khuyến mại… với mức lãi suất hấp dẫn, phương thức rút vốn linh hoạt kèm theo hàng loạt các giải thưởng lớn. Và với nhiều hình thức huy động vốn mới được triển khai đã gia tăng thêm lượng khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên và được thể hiện ở sự tăng trưởng về huy động vốn qua các năm.

Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi của SHB Hội sở ban hành phù hợp với từng đối tượng khách hàng, gia tăng tiện ích và hấp dẫn với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tích lũy thông minh, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm như ý, tiết kiệm cho con, chứng chỉ tiền gửi… Chi nhánh luôn chủ động bám sát những diễn biến lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại như tặng quà, hình thức dự thưởng, quay số trúng thưởng… đã góp phần thu hút khách hàng đến với Chi nhánh SHB Thái Nguyên và nâng cao nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.

Xét về tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ có sự tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2015 nguồn vốn huy động là 699 tỷ đồng tăng 103% so với năm 2014, năm 2016 nguồn vốn huy động là 920 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2015. Trong tổng nguồn huy động của toàn chi nhánh thì tiền gửi cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)