5.1. KẾT LUẬN
Thứ nhất: Phát triển cho vay khách hàng cá nhân của NHTM giúp cung
cấp vốn cho các cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động động sản xuất kinh doanh, là kênh hỗ trợ vốn để người dân bù đắp nguồn vốn thiếu hụt phát sinh trong cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tập trung vào các nội dung sau: (1) Gia tăng lượng khách hàng vay vốn; (2) Đa dạng hoá sản phẩm; (3) Phát triển mạng lưới phân phối; (4) Xây dựng chiến lược cạnh tranh về lãi suất; (5) Nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ hai: Qua phân tích thực trạng hoạt động phát triển cho vay đối với
khác hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên cho thấy:
(1) Lượng khách hàng cá nhân của chi nhánh tăng, từ 102 khách hàng năm 2014 tăng lên 166 khách hàng năm 2015 mức tăng trưởng là 63% và đạt số lượng 293 khách hàng năm 2016 với mức tăng trưởng 77%. Số lượng khách hàng cá nhân tăng trưởng tốt chứng tỏ thương hiệu “SHB” đã đến được với đông đảo khách hàng và có sự tin tưởng của khách hàng dành cho Ngân hàng. Đây là điều kiện thuận lợi trong hoạt động phát triển khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên.
(2) Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân: Cần tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phù với với đặc điểm địa bàn, thói quen tiêu dùng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng..
(3) Mạng lưới phân phối sản phẩm của chi nhánh chưa được mở rộng, hoạt động marketing tại chi nhánh chưa được chú trọng nên sản phẩm, dịch vụ của ngân hang chưa cung cấp kịp thời đến các khách hàng trên địa bàn Tỉnh.
(4) Mức lãi suất áp dụng chưa thực sự cạnh tranh được với các ngân hang thương mại trên địa bàn do áp lực cạnh tranh về lãi suất mua vốn.
khách hàng cùng với danh mục khách hàng chăm sóc, tăng cường chăm sóc đối tượng khách hàng là các đối tác hợp tác kinh doanh bao gồm các showroom ô tô, các Ban quản lý dự án bất động sản. Công tác quản lý nợ quá hạn và nợ xấu khách hàng cá nhân đảm bảo chất lượng, chưa phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp cụ thể, năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.21%, năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0.1% trên tổng dư nợ.
Thứ ba: Với chỉ tiêu phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của
Chi nhánh SHB Thái Nguyên trong năm 2017 cụ thể: Số lượng khách hàng tăng 127 khách hàng so với năm 2016 tương ứng với mức tăng 43% và dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng 133 tỷ tương ứng với mức tăng 52%, toàn thể Chi nhánh SHB Thái Nguyên nói chung, Phòng khách hàng cá nhân nói riêng cần nỗ lực cố gắng hết mình để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và thực hiện các giải pháp: (1) Gia tăng lượng khách hàng cá nhân vay vốn; (2) Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân; (3) Đẩy mạnh phát triển hệ thống mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ; (4) Xây dựng mức lãi suất cạnh tranh; (5) Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ.
5.2. KIẾN NGHỊ
Để hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân đạt hiệu quả, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội nói chung và của Chi nhánh SHB Thái Nguyên trong mảng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng mà còn cần sự hỗ trợ rất nhiều từ chính phủ, từ NHNN và Sở ban ngành tỉnh Thái Nguyên. Do đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đến chính phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng như NHNN nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho ngành ngân hàng.
5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và địa phương
- Do hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối
với phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cư, để thúc đẩy hoạt động bán lẻ của NHTM, cần hoàn thiện khung pháp lý và đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định.
- Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, uy tín của nhiều bên tham gia. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như luật dân sự, luật hợp đồng kinh tế, luật chữ ký điện tử, luật
NHNN đồng thời được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật của Chính phủ. Vì vậy việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính ngân hàng nói chung và cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng là rất cần thiết.
- Xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh đầy đủ, kịp thời và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM khi tham gia hoạt động kinh doanh
- UBND tỉnh Thái Nguyên cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cần gương mẫu
và quyết liệt trong việc thực hiện chủ chương thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng tài khoản ngân hàng. Cần tuyên truyền sâu rông trong các tầng lớp nhân dân về những chủ trương, chính sách mới về tiền tệ và các quy định của chính phủ để người dân hiểu và thực hiện.
5.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Với vai trò là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, để tăng cường hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM VN, NHNN cần thực hiện những giải pháp sau:
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các hoạt động ngân hàng và hoạt động ngân hàng bán lẻ.
- Nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ - Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống NHTM
- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, sớm hoàn thiện trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia để liên thông các mạng lưới thanh toán giữa các ngân hàng, kể cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin báo cáo phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động ngân hàng bán lẻ.
5.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội
- Ban hành và đang dạng hơn nữa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ để khai thác
sâu hơn ví tiền của khách hàng
- Hỗ trợ kinh phí và giao cho Chi nhánh tự chủ động hơn đối với các hoạt
động marketing và bán hàng
- Ban hành chính sách thi đua khen thưởng kịp thời đối với hoạt động cho
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên (2014). Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014.
2. Báo cáo Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên (2015). Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015.
3. Báo cáo Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên (2016). Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016.
4. Báo cáo Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên (2017). Kế
hoạch kinh doanh năm 2017.
5. Đường Thị Thanh Hải (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam. Truy cập ngày 10/01/2017 tại http://tapchitaichinh.vn/thi- truong-tai-chinh/vang-tien-te/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-tin-dung-ca- nhan-o-viet-nam-49282.html.
6. Huỳnh Lê Hoài Tâm (2016). Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng. Đà Nẵng.
7. Ngân hàng Nhà nước (2016). Thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016,
Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (2017). Quyết định số 728.1/2017/QĐ- TGĐ
ngày 10/04/2017, Ban hành biểu lãi suất, biên độ cho vay tối thiểu áp dụng cho khách hàng cá nhân vay vốn tại SHB.
9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (2017). Quyết định số: 66/2017/QĐ-HĐQT
ngày 15/03/2017 “Ban hành quy định về cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội”
10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội. Tín dụng khách hàng cá nhân. Truy cập ngày
15/02/2017 tại https://www.shb.com.vn/category/khach-hang-ca-nhan/tin-dung/
11. Nguyễn Thị Mùi (2009). Quản trị ngân hàng thương mại, tb.01. Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội. tr. 27- 28.
12. Nguyễn Đăng Dờn (2006). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tb.01. Nhà xuất bản
Quốc gia Đại học TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui (2006). Giáo trình Triết học Mác- LêNin, tb.03. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hồng Yến (2016). Phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV, Luận án
15. Nguyễn Thị Nam Phương (2013). Phát triển cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
16. Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 11, 51, 54, 56.
17. Quốc Hội (2010). Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. 18. Thu Hà (2017). Giadinh.net.vn. BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam
3 năm liên tiếp. Truy cập ngày 15/04/2017 tại http://giadinh.net.vn/thi-truong/bidv- tro-thanh-ngan-hang-ban-le-tot-nhat-viet-nam-3-nam-lien-tiep-
20170117082615211.htm.
19. UBND tỉnh Thái Nguyên (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế- xã hội, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017. 20. Vũ Minh (2017). Seabank nhận giải thưởng từ Finance Digest.Vietnamnet.vn.
Truy cập ngày 10/04/2017 tại http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/ngan-hang- seabank-nhan-giai-thuong-tu-finance-digest-356635.html.
21. Vũ Thị Hiền (2015). Vai trò của hoạt động cho vay. Truy câp ngày 15/04/2017 tại https://voer.edu.vn/pdf/3493261a/1.
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH SHB THÁI NGUYÊN
I- Thông tin chung về Khách hàng
1. Họ và tên: ...
Số điện thoại: ...
Địa chỉ: ...
- Nghề nghiệp hiện tại: ...
- Đơn vị làm việc: ... Địa chỉ: ... ... Giới tính: Nam: Nữ: Trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cao nhất Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Phổ thông trung học Phổ thông cơ sở Khác II- Tình hình vay vốn của khách hàng 1. Nguồn vay vốn Ông (bà) đã quan hệ vay vốn với các nhân hàng nào sau đây: - Ngân hàng TMCP SHB Thái Nguyên ...
- Ngân hàng TMCP MB Thái Nguyên ...
- Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên ...
- Ngân hàng khác ...
2. Lượng vốn vay của khách hàng - Dư nợ của khách hàng đến ngày 31/12/2016 ……… đồng + Thời điểm vay (năm nào): ……… + Thời hạn vay: ………. Năm
+ Lãi suất vay: ………. %. + Phương thức trả nợ: - Trả lãi hàng tháng - Trả lãi hàng tháng và một phần vốn gốc - ………. - ……….. 3. Mục đích vay: ……… ………
4. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ: ………
………
………
5. Nhu cầu khác của khách hàng : ………
………
………
III- Đánh giá của khách hàng về Chi nhánh SHB Thái Nguyên 1. Thương hiệu Chi nhánh SHB Thái Nguyên trên địa bàn như thế nào?
+ Có thương hiệu, tin cậy + Ít người biết đến 2. Thái độ phục vụ khách hàng? +Hài lòng +Không hài lòng + Đề xuất: ……… ………
3. Lãi suất cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh SHB Thái Nguyên
+Cao + Thấp + Hợp lý Đề xuất:... ……… ………
4. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên
+Tốt
+ Bình thường
+ Yếu kém
Nguyên nhân yếu kém: ………
………
………
5. Thời gian xử lý giao dịch + Nhanh
+ Chậm
+ Phù hợp
Nguyên nhân yếu kém: ………
………
………
VI- Những ý kiến của khách hàng về Chi nhánh Ngân hàng TMCP SHB Thái Nguyên hiện nay:...
...
...
...
PHỤ LỤC 02
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Dành cho chuyên gia, nhà quản lý)
Phiếu khảo sát thu thập thông tin về phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên nhằm phục vụ đề tài luận văn cao học. Kết quả khảo sát chỉ phục vụ mục đích khoa học của đề tài nghiên cứu. Thông tin cá nhân của Quý khách hàng được giữ kín và chỉ được công bố khi có sự đồng ý của Quý vị.
Phần I. Thông tin về người được xin ý kiến khảo sát
Họ và tên: ………...Giới tính………
Độ tuổi: ………Trình độ chuyên môn………..
Đơn vị: ………
Chức vụ quản lý ……… Phần II. Thông tin về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên
1. Ông/Bà vui lòng cho điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường bên trong, bên ngoài đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh SHB Thái Nguyên như thế nào.
Cho điểm từ 1 đến 4 đánh giá mức độ ảnh hưởng thực tế của các yếu tố đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên theo mức độ từ thấp đến cao.
I- Yếu tố bên ngoài chủ yếu Điểm đánh
giá 1. Tình hình chính trị ổn định
2. Tiềm năng thị trường còn rất lớn 3. Động lực thúc đẩy từ hội nhập kinh tế
4. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngày càng được hoàn thiện
5. Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng
6. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực tài chính 7. Cạnh tranh với các định chế tài chính khác về các sản phẩm
thay thế
8. Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến
9. Mức độ bảo mật về công nghê và nhận thức của người dân về thương mại điện tử kém
II-Yếu tố bên trong chủ yếu
1. Có uy tín trên thị trường 2. Công nghệ hiện đại
3. Sản phẩm dịch vụ đa dạng 4. Năng lực quản lý điều hành tốt 5. Quy mô và tỷ trọng bán lẻ còn thấp
6. Nguồn nhân lực thiếu về cả số lượng và chất lượng 7. Nguồn lao động trẻ, năng động
8. Hiệu quả Marketting không cao
2. Các ý kiến khác về phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên.
……… Xin trân trọng cám ơn Ông/Bà!