Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Quy định và quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh
NHÂN TẠI CHI NHÁNH SHB THÁI NGUYÊN
4.1.1. Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên Thái Nguyên
Hiện tại, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh SHB Thái Nguyên tuân thủ theo Quy định cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội theo Quyết định số: 66/2017/QĐ-HĐQT ngày 15/03/2017 “ Ban hành quy định về cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội”. Quyết định quy định thống nhất về chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo và chính sách định giá tiền vay.
4.1.1.1. Về chính sách cấp tín dụng
Chính sách tín dụng tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.
Chi nhánh SHB Thái Nguyên là chi nhánh mới thành lập trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên nhưng được sự hỗ trợ từ các phòng ban thuộc Hội sở SHB, Chi nhánh SHB Thái Nguyên xây dựng được các chính sách cho vay ổn định và cạnh tranh trên địa bàn vì vậy hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng cùng tham gia thị trường tài chính trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên cùng thời điểm.
4.1.1.2. Về chính sách về tài sản bảo đảm
Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên chủ yếu có tài sản đảm bảo loại trừ các sản phẩm thấu chi không tài sản đảm bảo đối với khách hàng trả lương qua tài khoản của SHB, tín chấp lương CBCNV SHB. Tuỳ thuộc vào từng loại tài sản đảm bảo mà SHB xây dựng chính sách định giá, xác định tỷ lệ cho vay và phương thức quản lý tài sản đảm bảo phù hợp đảm bảo ngân hàng quản lý được tài sản đảm bảo và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
4.1.1.3. Về chính sách lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay được SHB xây dựng và ban hành từng thời kỳ và được phân chia cụ thể đối với từng khách hàng căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, thời hạn vay vốn, xếp hạng tín dụng của khách hàng nhằm đáp tăng khả năng cạnh tranh về lãi suất đối với các đối thủ cạnh tranh trên cở sở nguyên tắc đảm bảo lợi
nhuận đem lại từ hoạt động cấp tín dụng cho ngân hàng. Công thức xác định lãi
suất cho vay= (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào+ (2) Chi phí vốn mang
tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi)+ (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng+ (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + (5)Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.
Đối với khách hàng đặc biệt, Chi nhánh SHB Thái Nguyên có cơ chế lãi suất riêng thông qua lập tờ trình lãi suất áp dụng trình cấp thẩm quyền phê duyệt dựa trên các lợi ích mà khách hàng đem lại đảm bảo ngân hàng có lãi.
4.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên Nguyên
Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay Khách hàng cá nhân tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên
Nguồn: Quy trình tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Tiếp thị khách hàng, tiếp cận nhu cầu và lập hồ sơ khách hàng.
Tiếp thị khách hàng, tiếp cận nhu cầu và lập hồ sơ khách hàng.
Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt
Giải ngân
Lưu hồ sơ, quản lý sau cấp tín dụng, thu hồi nợ
Hiện nay, Chi nhánh SHB Thái Nguyên thực hiện cho vay theo đúng quy định tại Quyết định số 66/2017/QĐ-HĐQT ngày 15/03/2017 “ Ban hành quy định về cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội” do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội ban hành. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân được xây dựng khoa học và quy định chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh SHB Thái Nguyên xây dựng thực hiện theo trình tự cụ thể tại Sơ đồ 4.1.
Bước 1: Tiếp thị khách hàng, tiếp cận nhu cầu và lập hồ sơ khách hàng.
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân trực tiếp thực hiện tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện hành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội tới các khách hàng cá nhân, bao gồm các nhóm sản phẩm: Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, vay, cho vay mua xe ô tô tiêu phục vụ tiêu dùng, cho vay mua xe ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay chứng minh năng lực tài chính, thấu chi… Sau đó hướng dẫn khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cung cấp hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ theo mẫu biểu của SHB ban hành, đồng thời kiểm tra tính phù hợp của các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Bước 2: Thẩm định tín dụng và xét duyệt cấp tín dụng
Đây là bước rất quan trọng nhất trong quy trình cấp tín dụng để có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không. Sau khi đi thực tế khách hàng và thu thập đủ hồ sơ chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân lập báo cáo đề xuất tín dụng trình Trưởng phòng khách hàng cá nhân phê duyệt. Trong quá trình thẩm định cần phải đánh giá chính xác những thông tin như:
- Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lịch sử tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khoẻ thông tin nghề nghiệp, và các thông tin liên quan khác để xác đinh khách hàng đáp ứng năng lực pháp lý theo quy định của ngân hàng hay không?
- Năng lực tài chính: Công tác đánh giá tình hình tài chính của khách hàng là nội dung quan trọng trong hoạt động thẩm định bao gồm: thu nhập từ lương, thưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo nguồn thu nhập của khách hàng đủ để thanh toán cho ngân hàng.
- Lịch sử quan hệ tín dụng: Bao gồm các thông tin liên quan đến những quan hệ tín dụng của khách hàng tại SHB và tại các tổ chức tín dụng khác nhằm xác minh thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng và xác định về tính chân thật trong nhu cầu vốn của khách hàng.
- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn: Trên cơ sở phân tích tính khả thi, tính hiệu quả của phương án vay vốn, nhu cầu của phương án vay vốn để đưa ra quyết định.
- Tài sản đảm bảo: Kiểm tra tài sản đảm bảo thực tế, xem xét tính pháp lý, tính khả mại, giá trị tài sản, loại tài sản đảm bảo có thuộc đối tượng nhận của ngân hàng hay không?
Sau khi Trưởng phòng khách hàng cá nhân phê duyệt, hồ sơ khách hàng được chuyển tới phòng thẩm định và chuyển đến Giám đốc chi nhánh ( nếu khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh) phê duyệt hoặc chuyển đến cấp phê duyệt theo thẩm quyền phê duyệt ( nếu khoản cấp tín dụng vượt thẩm quyền Giám đốc chi nhánh)
Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt
Sau khi hồ sơ khách hàng được chuyển đến cấp phê duyệt cuối cùng, trường hợp cấp phê duyệt đồng ý cấp tín dụng, Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân soạn thảo thông báo cấp tín dụng, trường hợp cấp phê duyệt từ chối cấp tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân soạn thảo thông báo từ chối cấp tín dụng và gửi tới khách hàng.
Hồ sơ phê duyệt được chuyển tới Phòng Hỗ trợ tín dụng để soạn thảo các văn kiện tín dụng bao gồm: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, biên bản bàn giao, Khế ước nhận nợ.
Phòng Hỗ trợ tín dụng trực tiếp giám sát khách hàng ký văn kiện tín dụng và thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ tài sản đảm bảo bao gồm: Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, gửi thông báo quản lý tài sản thế chấp đến các cơ quan có liên quan.
Bước 4: Giải ngân
Sau khi hoàn thiện toàn bộ các văn kiện tín dụng liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng, ngân hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng căn cứ vào chứng từ giải ngân phù hợp theo nội dung đã phê duyệt.
Bước 5: Lưu hồ sơ, quản lý sau cấp tín dụng, thu hồi nợ
Sau khi hoàn thiện hồ sơ giải ngân cho khách hàng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng thực hiện lưu trữ quản lý hồ sơ, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân thực hiện kiểm tra sau giải ngân: giải ngân tiền mặt kiểm tra sau 10 ngày giải ngân, giải ngân chuyển khoản kiểm tra sau 20 ngày giải ngân trên cơ sở giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng phương án SHB tài trợ
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân ngoài việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng cần phải các nội dung bao gồm:
- Nhắc nợ khách hàng theo lịch thu nợ đã ký kết trong văn kiện tín dụng - Định kỳ hàng quý/ đột xuất kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo thời gian: 01 tháng đối với TSĐB là hàng hoá, 3 tháng đối với TSĐB là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải, 06 tháng đối với TSĐB là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng khách hàng cá nhân để đưa ra các biện pháp quản lý kịp thời đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng trả hết nợ, Ngân hàng thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay và thực hiện ký thanh lý hợp đồng tín dụng đồng thời thực hiện giải tỏa tài sản thế chấp theo đúng quy định.