Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ch
4.3.2. Yếu tố thuộc về Ngân hàng
4.3.2.1. Chính sách cho vay của ngân hàng
Chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền, chính vì thế nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của từng Ngân hàng.
Mặt khác, chính sách định hướng tín dụng của một ngân hàng cần có những định hướng cụ thể, đổi mới phù hợp với mục tiêu đặt ra trong từng chu kì kinh doanh của một ngân hàng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế. Khi ngân hàng gặp thời kì khó khăn cũng là do chính sách tín dụng chưa hiệu quả hoặc do người thực thi chính sách không lường trước được hết những biến động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.
Hiện tại, việc nghiên cứu và phát triển đang do Hội sở chịu trách nhiệm quản lý và triển khai. Tại các chi nhánh chỉ đóng vai trò triển khai theo các chương trình và chỉ đạo của Hội sở.
Tuy nhiên, thực tế thấy rằng việc đưa ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên chưa đem lại kết quả cao, sản phẩm đưa ra không thu hút được nhiều khách hàng do thủ tục phức tạp, còn nhiều sai sót, sự cố khi sử dụng sản phẩm. Nguyên nhân cơ bản là SHB chưa có quy trình chuẩn cho việc phát triển sản phẩm dẫn đến việc đưa ra các sản phẩm nhiều khi chưa thực sự có lợi cho ngân hàng và chưa đáp ứng cao nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm khách hàng cá nhân còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều sản phẩm đặc thù cho từng đối tượng khách hàng( Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên, 2016)
4.3.2.2. Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Sau 03 năm hoạt động và phát triển, Chi nhánh SHB Thái Nguyên đã hoàn thiện mô hình tổ chức theo các phòng, bộ phận chuyên môn hóa trên cơ sở quản lý chuyên môn tập trung theo trục dọc từ Hội sở tới Chi nhánh. Mô hình cơ cấu tổ chức này cho phép ngân hàng quản lý và tiếp thị tốt hơn, phát triển các sản
phẩm phù hợp đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói, bán chéo sản phẩm. Mô hình này cũng góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro với việc tách biệt bộ phận quản lý rủi ro độc lập với bộ phận kinh doanh và tác nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tương đối hợp lý và đầy đủ các phòng ban, bộ phận giúp thúc đẩy tối đa mảng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh phát triển. Tuy nhiên Số lượng nhân sự phục vụ bán lẻ tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên chưa đáp ứng đầy đủ, phần lớn nhân sự là trẻ và tuổi nghề < 2 năm kinh nghiệm. Điều này dẫn tới tình trạng nhân lực cho hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh SHB Thái Nguyên vừa thiếu vừa yếu.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội xây dựng được cơ chế tuyển dụng minh bạch. Việc tuyển dụng được tập trung tại Hội sở. Các chi nhánh xây dựng số lượng nhân sự cần tuyển dụng gửi về Hội sở và hỗ trợ trụ sở chính trọng việc tiếp cận những hồ sơ đủ điều kiện. Tiêu chí lựa chọn không chỉ dừng lại ở nghiệp vụ chuyên môn mà cả ngoại hình và kỹ năng mềm. Việc tổ chức tuyển dụng tập trung tại Hội sở chính với sự cạnh tranh lành mạnh đã giúp các Chi nhánh, trong đó có Chi nhánh SHB Thái Nguyên lựa chọn được những cán bộ có chất lượng. Tuy nhiên, đội ngũ lao động với trình độ không đồng đều phần lớn cán bộ là lao động trẻ cần nâng cao kinh nghiệm cũng là thách thức đối với chi nhánh SHB Thái Nguyên.
Do hầu hết cán bộ trong chi nhánh đều là đội ngũ trẻ do đó công tác đào tạo cũng được chú ý rất nhiều. Ngân hàng thực hiện đào tạo cho cán bộ bằng nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo trực tuyến tại Hội sở và Đào tạo tập trung tại Hội sở và Chi nhánh các nội dung phù hợp với yêu cầu công việc của từng bộ phận, tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ, tổ chức các buổi sinh hoạt theo chuyên đề về kỹ năng mềm như ký năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng thuyết phục, tổ chức các buổi học trực tuyến cho cán bộ toàn ngân hàng về sản phẩm dịch vụ mới… Khuyến khích cán bộ đưa ra những ý tưởng mới theo hướng tích cức từ đó đề ra những đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng công việc( Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên, 2016)
4.3.2.3. Hoạt động Marketing của ngân hàng
là cá nhân và hộ gia đình với nhu cầu và điểu kiện rất khác nhau nên công tác marketing, quảng bá sản các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn 2014 -2016 Chi nhánh SHB Thái Nguyên hoạt động kinh doanh trong sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN. Giai đoạn này các chi phí Chi nhánh SHB Thái Nguyên sử dụng ở mức rất hạn chế do đó công tác marketing nói chung và marketing trong hoạt động bán lẻ nói riêng chưa được đầu tư phát triển và hiệu quả chưa cao.
Ngoài ra, Chi nhánh SHB Thái Nguyên cũng chưa có chiến lược marketting cụ thể rõ ràng trong hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân, công tác ứng dụng marketting còn yếu, chưa được chú trọng và thiếu chuyên nghiệp, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tiếp thị về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Vì vậy, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít, các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh SHB Thái Nguyên chưa được quảng bá rộng rãi tới mọi người dân. Đa số dân chúng chưa hiểu biết về hệ thống các sản phẩm dịch vụ, những tiện ích của các dịch vụ này đem lại( Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên, 2016).
4.3.2.4. Mạng lưới của ngân hàng
Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, POS phản ánh quy mô của một ngân hàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, lắp đặt nhiều ATM, POS nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại( Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên, 2016).