Hệ thống các văn bản pháp luật và văn bản nội bộ điều chỉnh hoạt động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành luật tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 27)

8. Bố cục của đề tài

1.4.2.Hệ thống các văn bản pháp luật và văn bản nội bộ điều chỉnh hoạt động

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

1.4.2.Hệ thống các văn bản pháp luật và văn bản nội bộ điều chỉnh hoạt động

động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Cần phải đầy đủ các văn bản quy định pháp luật, bởi các văn bản pháp luật này là khung pháp lý, cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động NCKH của sinh viên, đảm bảo tính tồn diện, tính thống nhất và đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu quả. Tính tồn diện địi hỏi hệ thống văn bản pháp luật có khả năng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều chỉnh của hoạt động NCKH, đồng thời phải ban hành đầy đủ các quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết. Tính thống nhất và đồng bộ địi hỏi các văn bản không được trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn của các quy phạm pháp luật, không chỉ thống nhất, hài hịa về nội dung mà cịn đảm bảo tính thứ bậc. Tính phù hợp thể hiện ở nhiều mặt như là điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, đường lối chính sách

28

của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tính hiệu quả, việc ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động NCKH phải đem lại hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.

Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc

sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước”. Cùng với đó là Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng: “Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu

quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh” cũng đã yêu cầu nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả NCKH trong các cơ sở giáo dục đại học. Tiêu biểu nhất là Luật Khoa học và Công nghệ 2018, được Quốc hội Khóa XIV thơng qua ngày 29/6/2018 tạo ra hành lang pháp lý khoa học, chặt chẽ hơn. Kế thừa Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục năm 2019 quy định: “Hoạt động khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ của cơ sở giáo

dục”. Những văn bản pháp luật nêu trên, khẳng định vai trò của hoạt động NCKH

trong giáo dục và đào tạo, trong sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, có thể thấy, quy định trên nhằm quy định nhiệm vụ cụ thể cho cơ sở giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ NCKH của mình, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động NCKH sinh viên.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 26/2021/TT- BGDĐT quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, quy định về trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân. Thông tư quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học ban hành văn bản quy định về tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, bao gồm các nội dung:

“a. Quy trình đề xuất, xét duyệt, tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu đề

29

b. Quy định khen thưởng sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;

c. Quy định các hình thức xử lý đối với sinh viên và người hướng dẫn có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên theo quy định hiện hành;

d. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên, người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân liên quan; đ. Quy định các nội dung khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Cơ sở giáo dục đại học ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch về hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm, dài hạn của sinh viên đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng của cơ sở giáo dục đại học và các quy định hiện hành.”

Ngoài quy định về trách nhiệm của trường đại học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học thì các quy định về trách nhiệm và quyền của người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cũng được quy định rất rõ tại Điều 11 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT:

“1. Đối với người hướng dẫn phải có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài được phân công hướng dẫn, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về đạo đức nghiên cứu và các quy định hiện hành.

2. Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, được hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học sau khi hoàn thành việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

3. Người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học và công nghệ trong và ngoài nước hoặc các kết quả

30

nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội được ưu tiên trong việc xét chọn danh hiệu thi đua các cấp và các hình thức khen thưởng khác”.

Tại Điều 22 Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường ĐHNVHN năm 2021 về trách nhiệm và quyền lợi của người hướng dẫn quy định:

“1. Giảng viên có học vị Tiến sĩ hướng dẫn tối đa 05 đề tài sinh viên và 03 đề tài học viên; Giảng viên có học vị Thạc sĩ hướng dẫn tối đa 03 đề tài sinh viên.

2. Giảng viên hướng dẫn người học NCKH được quy đổi sang giờ chuẩn nghiên cứu khoa học”.

Đối với sinh viên người trực tiếp nghiên cứu được hỗ trợ kinh phí cho cơng trình nghiên cứu khoa học. Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên được hưởng những quyền lợi được quy định tại Khoản 2 Điều 12 26/2021/TT-BGDĐT:

“a) Được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;

b) Được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu.

c) Được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục đại học;

d) Được công bố, hỗ trợ cơng bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, các ấn phẩm khoa học và cơng nghệ khác trong và ngồi nước theo quy định.

đ) Được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành;

e) Được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

31

g) Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định”.

Bên cạnh đó quyền lợi, sinh viên phải có trách nhiệm khi tham gia nghiên cứu khoa học, tại Điều 21 Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường ĐHNVHN năm 2021 quy định về trách nhiệm và quyền của người học tham gia NCKH:

“1. Trách nhiệm của người học

a) Thực hiện đề tài NCKH và triển khai ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tiễn theo kế hoạch hoạt động KH&CN của Trường.

b) Trung thực trong NCKH, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về sở hữu trí tuệ và hoạt động KH&CN.

c) Trường hợp đề tài được cấp kinh phí mà người học khơng giao nộp sản phẩm thì sẽ phải hồn lại kinh phí đã nhận.

2. Quyền của người học

a) Được tham gia thực hiện một đề tài NCKH trong 6 tháng của năm học. b) Được nhận kinh phí thực hiện đề tài (theo đề cương được Hội đồng Nhà trường xét duyệt) và các khoản hỗ trợ, khen thưởng khác theo quy định của Bộ và của Trường.

c) Được tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học và các hoạt động KH&CN khác trong và ngoài Trường.

d) Được sử dụng các thiết bị sẵn có của Trường để tiến hành NCKH.

e) Cơng bố kết quả nghiên cứu trên các kỉ yếu, tập san, tạp chí, thơng báo khoa học

của Trường và các phương tiện truyền thông khác.

g) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công bố khoa học do người học thực hiện theo quy định hiện hành.

32

h) Được ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH.

i) Sinh viên có cơng trình đạt giải thưởng tại Hội nghị sinh viên NCKH cấp Trường, cấp Bộ được cộng điểm thưởng vào điểm trung bình chung học kỳ để làm căn cứ xét học bổng và các quyền lợi khác, không dùng để xếp loại học lực hoặc xác định loại tốt nghiệp”.

Các quy định, chính sách, quy chế của Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự kết quả của hoạt động giảng dạy, hoạt động NCKH. Các quy định của Nhà trường có tác động đến chất lượng công tác NCKH, với những cơ chế, quy định khuyến khích sinh viên NCKH tạo điều kiện phát triển cho sinh viên tham gia hoạt động NCKH. Sinh viên có sự hỗ trợ từ các quy định, quy chế nhà trường, giúp cho hoạt động NCKH đạt được hiệu quả cao và ứng dụng cao vào thực tiễn.

Thực hiện các nghiên cứu khoa học một cách trung thực, nghiêm túc, chịu trách nhiệm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn, các hoạt động khoa học và công nghệ khác trong các cơ sở giáo dục đại học. Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

Có thể thấy rằng, các quy định về hoạt động NCKH đã được Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định qua hệ thống văn bản pháp lý và được Trường ĐHNVHN cụ thể hóa bằng quy chế nội bộ. Qua đó, người nghiên cứu nắm rõ quyền lợi và cũng như trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Các tiêu chí, đánh giá đối với cơng trình nghiên cứu khoa học giúp người nghiên cứu biết và nghiên cứu nhằm đạt kết quả cao nhất.

Từ các quy định nêu trên, có thể thấy rằng các quy định về hoạt động NCKH ngày càng tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên, góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH của sinh viên ngày càng được phát triển. Qua hoạt động NCKH còn giúp cho người

33

nghiên cứu tiếp thu được nguồn tri thức mới, áp dụng được kiến thức vào thực tế. Đối với trường đại học còn nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu, phát triển năng lực người học và mang lại nguồn tri thức cho sinh viên một cách hiệu quả nhất.

1.4.3. Kỹ năng và yêu cầu đối với sinh viên trong nghiên cứu khoa học

Đại học được xem là nơi đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước. Nội lực NCKH không chỉ nằm ở các Viện nghiên cứu mà nằm bên trong các cơ sở giáo dục đại học NCKH đối với sinh viên là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu, học tập bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức phục vụ công tác học tập cũng như làm việc sau khi tốt nghiệp. Để NCKH thành cơng thì địi hỏi người nghiên cứu phải thực sự nghiêm túc, kiên trì, trung thực, lịng say mê và dành nhiều thời gian để nghiên cứu.

Về năng lực nghiên cứu, theo A. Šeberová, đó là “một hệ thống mở và không

ngừng phát triển, bao gồm các kiến thức tuyên bố và kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, các thái độ và sự sẵn sàng của cá nhân cho phép thực hiện một nghiên cứu trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của họ” [28.Tr 61]. Khi năng

lực càng cao thì khả năng tham gia NCKH càng lớn. Để cơng trình NCKH thành cơng thì cần 3 thành tố chủ yếu: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Hiệu quả của cả quá trình dạy học chính là sự tương tác của tư duy, hành động, lời nói giữa giảng viên và sinh viên. Để NCKH có hiệu quả, đạt chất lượng thì cần phải có kỹ năng tự nghiên cứu của sinh viên. Việc tự nghiên cứu giúp cho sinh viên làm chủ kiến thức, nội dung, hiểu rõ bản chất vấn đề đang nghiên cứu và các kỹ năng tạo điều kiện cho người nghiên cứu hoàn thành các nội dung NCKH. Theo bản chất, tự nghiên cứu của sinh viên bao gồm tồn bộ mơi trường học tập được tổ chức bởi người hướng dẫn với mục tiêu nhằm hướng đến sự tự giác, tự đào tạo cho người học. Kỹ năng tự nghiên cứu là hoạt động nghiên cứu mà khơng có sự tham gia trực tiếp của người hướng dẫn. Kỹ năng tự nghiên cứu có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động NCKH, khi người nghiên cứu hình thành kỹ năng được

34

biểu hiện ở chỗ tự để ra mục đích nghiên cứu, lựa chọn cơng cụ phương tiện cần thiết để đạt được những yêu cầu mà NCKH yêu cầu. Từ đó, xây dựng kế hoạch làm việc, nghiên cứu phù hợp với những điều kiện học tập và hoàn cảnh cụ thể của người nghiên cứu. Khơng chỉ vậy, cịn tự kiểm tra đánh giá được quá trình và kết quả của cơng trình NCKH, làm cho kết quả nghiên cứu càng đem lại hiệu quả cao hơn.

Trong hoạt động tự NCKH của sinh viên, được quy định bởi động cơ học tập của người học. Do đó, để hình thành được ý thức tự nghiên cứu cho sinh viên, phải tác động đến động cơ học tập trong mối liên hệ với sự phát triển cuộc sống của họ. Để một người sinh viên nắm vững được kiến thức, phải làm cho sinh viên lĩnh hội được thái độ thích hợp với nội dung được nghiên cứu, vì thái độ đối với tri thức mới là yếu tố quan trọng là bản chất của tự giác học tập, nghiên cứu.

Khi tham gia NCKH thì sinh viên cần phải có sự hiểu biết về những kỹ năng cụ thể như: Đọc đề cương NCKH, chuẩn bị tài liệu, nội dung nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề để hỏi giảng viên khi NCKH, lập kế hoạch nghiên cứu, viết bài theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, chủ động trao đổi với giảng viên về hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kỹ năng tổng hợp (kỹ năng phân tích, lập luận, đánh giá, trình bày, khảo sát,...)... Sự hiểu biết của sinh viên về NCKH tạo nên hạt nhân của ý thức, giúp sinh viên hình dung ra kết quả của hoạt động NCKH của mình.

Để hoạt động NCKH sinh viên có hiệu quả, yêu cầu đối với người NCKH phải có hành động tích cực để giải quyết các vấn đề nghiên cứu tại Điều 3 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu như sau:

“1. Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên.

2. Phù hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học; phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học.

35

3. Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới, tính sáng tạo và góp phần ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.

4. Phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ”.

Tại Điều 19 Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường ĐHNVHN năm 2021 quy định về yêu cầu như sau:

“1. Phù hợp với định hướng hoạt động KH&CN của Nhà trường. 2. Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành luật tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 27)