Hồn thiện chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành luật tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 78 - 82)

8. Bố cục của đề tài

3.2 Hồn thiện chương trình đào tạo

Hiện nay, CTĐT ngành Luật về cơ bản là đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phù hợp với nội dung CTĐT, chuẩn đầu ra, đào tạo sinh viên có năng lực, trách nhiệm sau khi tốt nghiệp và đảm nhận vị trí việc làm. Tuy nhiên, việc CTĐT còn cung cấp kiến thức về kỹ năng, kiến thức về NCKH là quá ít và các môn này thường là môn tự chọn. Cần thường xuyên rà sốt CTĐT nhằm bảo đảm tính khoa học, cập nhật và tính mở. Thực tế CTĐT hiện nay mặc dù đã có song số học phần hỗ trợ kỹ năng cho sinh viên cịn ít. Nếu có thể nhà trường nên bổ sung thêm các học phần có nội dung liên quan đến Tư duy pháp lý, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên ngành luật đồng nghĩa với việc tái lập quyền và nghĩa vụ của giảng viên và sinh viên. Khoảng cách của mối quan hệ này sẽ được thu hẹp, khi mà giảng viên không chỉ là người áp đặt kiến thức mà sẽ có nhiệm vụ chia sẻ, kết nối và truyền cảm hứng. Còn sinh viên hồn tồn có quyền đặt vấn đề, hồi nghi cũng như tái lập lại các định nghĩa, công thức bài giảng. Dựa trên tinh thần học tập bình đẳng và thân thiện, giảng viên và sinh viên sẽ đóng vai trị là những người đồng hành cùng nhau trên con đường chinh phục tri thức. NCKH sinh viên trên ở nhiều mảng miếng, khía cạnh, khám

79

phá tri thức trên nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Điều này yêu cầu sinh viên phải mở rộng biên độ tư duy, cởi mở hơn trong những tri nhận kiến thức, không bảo thủ hay cực đoan trong tranh luận cũng như nhìn nhận vấn đề. Như vậy, sinh viên Luật cần được học tập các môn học nhằm phát triển tư duy như là kỹ năng sống, logic học… Đưa môn Phương pháp nghiên cứu khoa học vào giảng dạy là một mơn học bắt buộc gồm 03 tín chỉ - 45 tiết học (hiện nay là 02 tín chỉ - 30 tiết học), cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất để sinh viên có kiến thức, phương pháp về hoạt động NCKH. Đối với việc tổ chức thực hiện CTĐT cần tiếp tục bổ sung các chuyên đề cập nhật liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên.

Trong giảng dạy môn NCKH cần phải giảm bớt phần nghiên cứu lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thảo luận, trao đổi phát huy tinh thần tự học, tự giác, năng động, sáng tạo của sinh viên. Kết hợp chặt chẽ và tăng cường liên kết với các trường đại học có uy tín trong và ngồi nước để tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu thực tế, thực hành, thực nghiệm khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, gắn nghiên cứu khoa học với yêu cầu thực tiễn.

Nhà trường cần gắn kết giữa khối kiến thức đại cương, chuyên môn luật và các kỹ năng khác, để đáp ứng được nhu cầu chuẩn đầu ra của cử nhân luật. Những năm gần đây, CĐR của CTĐT đã cụ thể hóa thành các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường, tuy nhiên, việc đánh giá thành tích, năng lực của sinh viên thông qua đánh giá kết quả học tập theo CĐR chương trình trong quá trình đào tạo chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Ngoài kiến thức chuyên ngành ra, sinh viên cần trang bị nhiều kiến thức đại cương nhằm mục đích phục vụ cho học kiến thức chuyên ngành, khối kiến đại cương và chun ngành ln ln bổ trợ cho nhau. Ngồi ra cần phải trang bị thêm nhiều kỹ năng khác, nhất là những kỹ năng liên quan đến chuyên ngành pháp lý, đó chính là những hành trang cho sinh viên chuyên ngành. Để thực hiện thành cơng điều đó các nhà trường đào tạo cần phải gắn kết chặt chẽ giữa những kiến thức đại

80

cương với kiến thức chuyên ngành và trang bị cho sinh viên nhiều kỹ năng quan trọng trong ngành Luật hiện nay.

Đổi mới về CTĐT và hồn thiện chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Luật cần hướng tới mục tiêu hoàn thiện việc đánh giá và áp dụng kỹ năng pháp lý nói chung và NCKH của sinh viên ngành luật nói riêng. Chính vì vậy, chương trình giảng dạy với sinh viên Luật của nhà trường nên tăng cường nội dung này. Đây cũng là một trong những tiêu chí then chốt đánh giá CĐR và chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Đổi mới về chương trình đào tạo và hồn thiện chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Luật cần có sự so sánh với các chương trình tiên tiến để từ đó có sự vận dụng phù hợp. Ví dụ năm 1992, Ban Giáo dục pháp luật và Công nhận Luật sư Hội Luật gia Hoa Kỳ đã cơng bố Báo cáo MacCrate về tình hình giáo dục và công tác đào tạo. Báo cáo được cơng nhận trong tồn nước Mỹ như văn bản quan trọng trong phát triển đội ngũ luật sư. Báo cáo coi những kỹ năng và giá trị sau đây có ý nghĩa vơ cùng quan trọng để có thể hành nghề luật sư một cách thành thạo:

- Các kỹ năng: Giải quyết vấn đề; phân tích và suy luận pháp lý; nghiên cứu pháp luật; điều tra thực tế; giao tiếp; tư vấn; thương lượng; kiến thức về tranh tụng và các thủ tục giải quyết tranh chấp; tổ chức và quản lý công việc pháp lý; nhận biết và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức.

- Các giá trị: Đại diện theo đúng thẩm quyền; đấu tranh thúc đẩy công lý, công bằng và đạo đức; tự phát triển về chuyên môn.

Báo cáo MacCrate thừa nhận rằng sẽ không hợp lý khi trông đợi các trường luật gánh vác trách nhiệm biến các sinh viên dù rất có năng lực thành những luật sư hoàn hảo được cấp giấy phép giải quyết các vấn đề pháp luật. Ba năm học tại trường luật mới chỉ tạo dựng được nền tảng. Báo cáo nhấn mạnh: “việc phát triển các kỹ năng và giá trị của người luật sư có khả năng và trách nhiệm là một quá trình liên tục, nó bắt đầu từ trước khi vào học tại trường luật, đạt tới mức định hình

81

rõ nét và chuyên sâu trong quá trình học tại trường luật và sẽ tiếp tục trong suốt quá trình hành nghề luật sư” [5].

Cần đổi mới phương pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu theo hướng các khoa, bộ môn gợi mở những chủ đề, định hướng nội dung nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn thuộc các môn học trong CTĐT, phù hợp mục tiêu, nội dung CTĐT, CĐR của sinh viên. Ưu tiên khuyến khích nghiên cứu những vấn đề thuộc khoa học pháp lý, nhất là đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng trên các lĩnh vực như là Dân sự, Hình sự, Hành chính, Tư duy, Kỹ năng cho sinh viên. Từ đó sinh viên chủ động tìm kiếm, ấp ủ những ý tưởng khoa học, tên đề tài mà họ cảm thấy tâm đắc, sinh viên có thể tự liên hệ tìm cán bộ, giảng viên hướng dẫn khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn phù hợp theo quy định, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học do cán bộ, giảng viên nhà trường thực hiện.

Nội dung giảng dạy cần phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, vừa đảm bảo tính khách quan, khoa học vừa đảm bảo tính tồn diện chun sâu của ngành Luật. Nội dung giảng dạy chính là một trong những yêu cầu quan trọng trong đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. Nội dung giảng dạy có đảm bảo thì chất lượng đào tạo mới đi lên và ngược lại. Việc giảng dạy của chuyên ngành Luật cần phải đảm bảo những nguyên tắc chung, ngoài ra cần đảm bảo nguyên tắc đặc thù để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Mặt khác, nội dung cần phải chính xác, khách quan phù hợp với hệ thống pháp luật chuyên sâu hiện hành đang áp dụng. Nội dung giảng dạy phải đảm bảo tính cơ bản, tính thực tiễn, phù hợp với CĐR để sinh viên được rèn luyện và phát triển kỹ năng NCKH của bản thân. Tính cơ bản chính là đáp ứng được các mục tiêu, chuẩn CTĐT, phù hợp với trình độ nhận thức cũng như tâm sinh - lí của sinh viên, phát huy được sự sáng tạo cũng như giải quyết vấn đề nhằm hình thành năng lực cho sinh viên. Tính thực tiễn chính là

82

gắn với thực tiễn đời sống, vận dụng kiến thức trong đời sống để sinh viên phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, khơng chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà cịn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học tồn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hố “bên ngồi” của sinh viên. Muốn đảm bảo việc tích cực hố “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác. Đặc biệt là sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành luật tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)