Đánh giá, nhận xét

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành luật tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 73)

8. Bố cục của đề tài

2.4.Đánh giá, nhận xét

2.4.1. Ưu điểm

Trên cơ sở kết quả khảo sát vào q trình trực tiếp nghiên cứu tơi cho rằng hoạt động NCKH của sinh viên ngành Luật đã đạt được những thành tựu nhất định:

Thứ nhất, Trường cũng đã ban hành quy chế NCKH nội bộ thể hiện sự quan

tâm, tạo điều kiện của Nhà trường đối với hoạt động NCKH của sinh viên nói chung và sinh viên ngành Luật nói riêng, tạo ra được hành lang pháp lý thuận lợi cho sinh viên.

Thứ hai, sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo là có như mơn Phương pháp nghiên

cứu khoa học (02 tín chỉ - 30 tiết), bước đầu về cơ bản cung cấp kiến thức cho sinh viên nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, chất lượng giảng viên trong hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu

khoa học đạt chất lượng được sinh viên đánh giá rất cao trong việc định hướng, hỗ trợ cho sinh viên.

Thứ tư, nguồn lực phục vụ cho sinh viên nghiên cứu khoa về cơ bản là đáp

ứng được yêu cầu, nhà trường cũng đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, thư viện tại trường và thư viện số đáp ứng nhu cầu học tập và NCKH cho sinh viên trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo.

Thứ năm, phần lớn sinh viên ngành Luật Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bước

đầu đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của NCKH đối với bản thân, bên trong nội lực sinh viên có niềm đam mê cùng với đó là mong muốn tham gia những đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn, NCKH sinh viên đã đem lại những lợi ích nhất định trong việc học tập và NCKH.

Thứ sáu, sinh viên phát huy cao độ được về khả năng nhận thức ở mặt chủ

quan về ý thức, về động lực, về lĩnh vực, về giá trị, về hiểu biết quy trình, về thuận lợi, về khó khăn.... nhờ vào đó mà sinh viên hình thành, rèn luyện, phát triển trau

74

dồi kiến thức cho bản thân bởi NCKH giúp cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng, hệ thống hóa được kiến thức, phương pháp làm việc khoa học, tư duy độc lập...

Về cơ bản là đã đáp ứng được cho hoạt động NCKH của sinh viên ngành Luật.

2.4.2. Hạn chế

Trên cơ sở kết quả khảo sát vào quá trình trực tiếp nghiên cứu của sinh viên ngành Luật bên cạnh những ưu điểm nổi bật tơi cho rằng vẫn cịn một số hạn chế:

Thứ nhất, Quy chế NCKH nội bộ của Trường còn nhiều hạn chế như chưa quy

định chế tài xử lý dưới góc độ hậu quả mà chỉ xử lý dưới góc độ trách nhiệm đối với sinh viên; chưa ban hành cụ thể đảm bảo quyền tác giả, tính mới, tính khoa học, sự kiện khoa học, luận điểm khoa học cho sinh viên; cần quy định thêm tiêu chuẩn về kiến thức, trình độ chun mơn, kỹ năng và phương pháp hướng dẫn NCKH của giảng viên; chưa quy định về yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng sinh viên khi tham gia NCKH; chưa quy định một số các yếu tố đặc biệt gắn với quá trình hoạt động NCKH của sinh viên mà được quyết định bởi tình hình phát triển kinh tế, xã hội có yếu tố đặc thù.

Thứ hai, sự hỗ trợ kiến thức từ chương trình đào tạo ngành Luật là chưa nhiều,

chỉ mới dừng lại ở mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học (02 tín chỉ - 30 tiết) mà cịn là một mơn học tự chọn.

Thứ ba, nguồn lực phục vụ NCKH cho sinh viên còn hạn chế từ hệ thống tài

liệu còn thiếu nhiều từ cả thư viện tại trường và thư viện số của trường; kinh phí cho nghiên cứu còn rất hạn hẹp, đặc biệt là kinh phí cho sinh viên NCKH cịn rất ít.

Thứ tư, giảng viên với vai trò định hướng, hỗ trợ cho sinh viên NCKH là chủ

thể gắn kết trực tiếp với sinh viên khi học tập và NCKH. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng giảng viên, chưa quan tâm, chưa nhiệt tình trong hướng dẫn sinh viên NCKH.

Thứ năm, nhận thức của sinh viên ngành Luật về hoạt động NCKH còn nhiều

hạn chế, còn một bộ phận sinh viên còn hạn chế về nhận thức đối với hoạt động NCKH, chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động NCKH cũng như về vai trò và tầm

75

quan trọng của hoạt động NCKH. Chưa nhận thức được lợi ích khi tham gia NCKH, cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận NCKH, hầu hết các kỹ năng sinh viên đều thiếu và yếu về kiến thức, các kỹ năng, ý thức tự rèn luyện chưa cao, thụ động tham gia NCKH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ sáu, chưa có một Câu lạc bộ NCKH cho sinh viên ngành Luật để tạo ra được sân chơi khoa học cho sinh viên ngành Luật để chia sẻ và học tập.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên ngành Luật hiện nay của trường đã có nhiều điểm tích cực đáng được ghi nhận. Chính vì vậy sinh viên đã chủ động hơn trong q trình học tập, tích lũy kiến thức, NCKH. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn cịn nhất mặt hạn chế nhất định đó là sinh viên chưa thực sự đam mê NCKH, gặp nhiều khó khăn trong NCKH. Do đó việc chủ động từ phía sinh viên trong việc tham gia NCKH, rèn luyện các kỹ năng, kiến thức nói chung và NCKH nói riêng cịn hạn chế. Đó chính là lý do cần có những giải pháp cụ thể và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên ngành luật nói riêng, sinh viên trong tồn trường nói chung.

76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGÀNH LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

3.1. Nâng cao nhận thức, kỹ năng và môi trường nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Luật

Nâng cao ý thức, vai trò, tầm quan trọng NCKH đối với sinh viên ngành Luật. Cần rèn luyện các kỹ năng, tư duy khoa học, phương pháp làm việc khoa học. Bản thân mỗi sinh viên khi cịn ngồi trên giảng đường cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc lên kế hoạch học tập, nghiên cứu, xác định mục tiêu rõ ràng, tìm hiểu và lựa chọn cho mình một phương pháp học tập, NCKH hiệu quả, phù hợp. Nâng cao khả năng tự giác học, ngoài thời gian nghe giảng trên giảng đường thì sinh viên cần thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu ở nhà, ở thư viện để mở rộng và đào sâu, khám phá thêm tri thức, kỹ năng tự đọc tài liệu rất quan trọng, trong đó cần rèn luyện thêm một số kỹ năng như là kỹ năng lập luận, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phân tích.... Tăng cường thảo luận, tích cực trình bày quan điểm của cá nhân để tranh luận, phản biện. Cần có những hoạt động thúc đẩy tuyên truyền, phát động phong trào sinh viên, phổ biến các thông tin về hoạt động NCKH đến gần với sinh viên hơn nữa, làm cho mỗi sinh viên đều tự ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH và NCKH không phải là một hoạt động xa vời, quá khó khăn đối với sinh viên mà rất thiết thực với bản thân sinh viên ngành Luật.

Sự tham gia của sinh viên ngành Luật vào hoạt động NCKH của giảng viên, bởi trong cơ sở giáo dục đại học không chỉ sinh viên ngành Luật tham gia NCKH mà cịn có cả giảng viên tham gia NCKH, do đó việc sinh viên ngành Luật tham gia vào NCKH của giảng viên thì rất là tốt, sinh viên có nhiều thời gian, mục tiêu nghiên cứu phù hợp cho sinh viên để đạt được thì năng lực của sinh viên phải rất là toàn diện từ tư duy cho đến kỹ năng. Đây chính là sự phát triển góp phần việc nâng cao năng lực cho sinh viên trong quá trình NCKH.

77

Trên thực tế hiện nay tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có nhiều Câu lạc bộ như Câu lạc bộ Nhà quản trị nhân lực, Câu lạc bộ Văn phòng, Câu lạc bộ Hành chính... Tuy nhiên, Câu lạc bộ mang tính chất chun mơn về lĩnh vực NCKH của sinh viên ngành Luật hiện nay là chưa có, mặc dù Trường đã ban hành khung pháp lý, điều kiện để thành lập Câu lạc bộ, cho nên cần Thành lập Câu lạc bộ NCKH cho sinh viên ngành Luật giao cho Đoàn Thanh niên của Trường phối hợp với Khoa Pháp luật hành chính làm Chủ nhiệm, kết hợp mời một số chuyên gia để tư vấn, định hướng có mục tiêu và quy mơ. Tạo phong trào NCKH cho sinh viên ngành Luật bằng cách tổ chức nhiều cuộc thi, sân chơi trí tuệ nhằm thu hút sinh viên tham gia để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng. Phối hợp giữa Câu lạc bộ NCKH sinh viên ngành Luật với các Phòng, Ban chức năng phát huy vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động NCKH. Thường xuyên tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề nhằm giới thiệu, trang bị cho sinh viên ngành Luật những phương pháp học tập khoa học, có được mục tiêu thái độ học tập, phương pháp NCKH đúng đắn, kết hợp với việc giao lưu giữa sinh viên ngành Luật với những người đạt giải cao trong NCKH để sinh viên có thêm động lực, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng khi tham gia NCKH. Cần tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn tham gia NCKH của sinh viên ngành Luật trong từng khóa để biết được khóa này có thuận lợi hay khó khăn gì, tập hợp những vướng mắc, khó khăn cùng giải quyết. Câu lạc bộ NCKH sinh viên ngành Luật sẽ là cầu nối giữa sinh viên và nhà trường, trung tâm nghiên cứu. Khi được thành lập, đây là một kênh thơng tin chính thức, có thể bảo đảm tính chính xác trong thơng tin giữa các bên. Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động và khả năng ứng dụng đề tài NCKH của sinh viên ngành Luật.

Cần phải lựa chọn được một người bạn hoặc nhóm bạn để đồng hành, tìm ra được một đề tài phù hợp vừa sức, ít tốn kém về tài chính, thời gian đi lại trong q trình thực hiện. Tính vừa sức thể hiện ở việc xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu phù hợp với nội dung CTĐT ngành Luật. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và

78

thực tiễn giúp sinh viên củng cố kiến thức, hệ thống hóa được kiến thức đã được học ở trường, đào sâu, khám phá sâu, đi vào từng lĩnh vực cụ thể. Cần sự cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những đề tài hay nhưng lại quá sức, vượt quá khả năng nghiên cứu hoặc số liệu cho đề tài, cơng trình đó khơng được cơng bố rộng rãi hoặc lựa chọn những đề tài chỉ vì hay và có sẵn nguồn tài liệu nhưng thật sự không đam mê. Những điều này dễ dàng làm cho sinh viên NCKH sẽ rơi vào bế tắc trong q trình làm, sẽ dừng lại, hoặc hồn thành chỉ để được nộp theo quy định. Sau đó, cần lên kế hoạch cụ thể, phân chia nhiệm vụ rõ ràng theo thời gian, yêu cầu để hoàn thành đúng tiến độ của đề tài. Điểm quan trọng nhất là “giữ niềm đam mê”, một tinh thần nhiệt huyết, có tinh thần, trách nhiệm mới hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

3.2. Hồn thiện chương trình đào tạo

Hiện nay, CTĐT ngành Luật về cơ bản là đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, phù hợp với nội dung CTĐT, chuẩn đầu ra, đào tạo sinh viên có năng lực, trách nhiệm sau khi tốt nghiệp và đảm nhận vị trí việc làm. Tuy nhiên, việc CTĐT còn cung cấp kiến thức về kỹ năng, kiến thức về NCKH là quá ít và các môn này thường là môn tự chọn. Cần thường xuyên rà sốt CTĐT nhằm bảo đảm tính khoa học, cập nhật và tính mở. Thực tế CTĐT hiện nay mặc dù đã có song số học phần hỗ trợ kỹ năng cho sinh viên cịn ít. Nếu có thể nhà trường nên bổ sung thêm các học phần có nội dung liên quan đến Tư duy pháp lý, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên ngành luật đồng nghĩa với việc tái lập quyền và nghĩa vụ của giảng viên và sinh viên. Khoảng cách của mối quan hệ này sẽ được thu hẹp, khi mà giảng viên không chỉ là người áp đặt kiến thức mà sẽ có nhiệm vụ chia sẻ, kết nối và truyền cảm hứng. Còn sinh viên hồn tồn có quyền đặt vấn đề, hồi nghi cũng như tái lập lại các định nghĩa, công thức bài giảng. Dựa trên tinh thần học tập bình đẳng và thân thiện, giảng viên và sinh viên sẽ đóng vai trị là những người đồng hành cùng nhau trên con đường chinh phục tri thức. NCKH sinh viên trên ở nhiều mảng miếng, khía cạnh, khám

79

phá tri thức trên nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Điều này yêu cầu sinh viên phải mở rộng biên độ tư duy, cởi mở hơn trong những tri nhận kiến thức, không bảo thủ hay cực đoan trong tranh luận cũng như nhìn nhận vấn đề. Như vậy, sinh viên Luật cần được học tập các môn học nhằm phát triển tư duy như là kỹ năng sống, logic học… Đưa môn Phương pháp nghiên cứu khoa học vào giảng dạy là một mơn học bắt buộc gồm 03 tín chỉ - 45 tiết học (hiện nay là 02 tín chỉ - 30 tiết học), cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất để sinh viên có kiến thức, phương pháp về hoạt động NCKH. Đối với việc tổ chức thực hiện CTĐT cần tiếp tục bổ sung các chuyên đề cập nhật liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên.

Trong giảng dạy môn NCKH cần phải giảm bớt phần nghiên cứu lý thuyết, tăng thời gian thực hành, thảo luận, trao đổi phát huy tinh thần tự học, tự giác, năng động, sáng tạo của sinh viên. Kết hợp chặt chẽ và tăng cường liên kết với các trường đại học có uy tín trong và ngồi nước để tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu thực tế, thực hành, thực nghiệm khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, gắn nghiên cứu khoa học với yêu cầu thực tiễn.

Nhà trường cần gắn kết giữa khối kiến thức đại cương, chuyên môn luật và các kỹ năng khác, để đáp ứng được nhu cầu chuẩn đầu ra của cử nhân luật. Những năm gần đây, CĐR của CTĐT đã cụ thể hóa thành các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường, tuy nhiên, việc đánh giá thành tích, năng lực của sinh viên thông qua đánh giá kết quả học tập theo CĐR chương trình trong quá trình đào tạo chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Ngoài kiến thức chuyên ngành ra, sinh viên cần trang bị nhiều kiến thức đại cương nhằm mục đích phục vụ cho học kiến thức chuyên ngành, khối kiến đại cương và chuyên ngành luôn luôn bổ trợ cho nhau. Ngoài ra cần phải trang bị thêm nhiều kỹ năng khác, nhất là những kỹ năng liên quan đến chuyên ngành pháp lý, đó chính là những hành trang cho sinh viên chuyên ngành. Để thực hiện thành cơng điều đó các nhà trường đào tạo cần phải gắn kết chặt chẽ giữa những kiến thức đại

80

cương với kiến thức chuyên ngành và trang bị cho sinh viên nhiều kỹ năng quan trọng trong ngành Luật hiện nay.

Đổi mới về CTĐT và hồn thiện chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Luật cần hướng tới mục tiêu hoàn thiện việc đánh giá và áp dụng kỹ năng pháp lý nói chung và NCKH của sinh viên ngành luật nói riêng. Chính vì vậy, chương trình giảng dạy với sinh viên Luật của nhà trường nên tăng cường nội dung này. Đây cũng là một trong những tiêu chí then chốt đánh giá CĐR và chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Đổi mới về chương trình đào tạo và hồn thiện chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Luật cần có sự so sánh với các chương trình tiên tiến để từ đó có sự vận dụng phù hợp. Ví dụ năm 1992, Ban Giáo dục pháp luật và Công nhận Luật sư Hội Luật gia Hoa Kỳ đã cơng bố Báo cáo MacCrate về tình hình giáo dục và công tác đào tạo. Báo cáo được cơng nhận trong tồn nước Mỹ như văn bản quan trọng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành luật tại trường đại học nội vụ hà nội (Trang 73)