8. Bố cục của đề tài
3.5. Nâng cao nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học
3.5.1. Tài liệu
Thư viện tại trường và thư viện số vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu cho học tập và NCKH cho sinh viên, nhiều sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu, đề tài đạt giải cao của các khóa trước chưa được cập nhật đúng theo quy định. Cần phải xây dựng một kế hoạch, lộ trình hệ thống thư viện và phịng đọc. Ngồi tài liệu tại thư viện tại trường và thư viện số thì nguồn tài liệu điện tử rất cần thiết cho sinh viên. Với tốc độ phát triển bùng nổ, Internet chính là nguồn thơng tin vơ tận cho sinh viên tìm kiếm tài liệu tham khảo NCKH, chỉ cần có những từ khóa chính, chúng ta đã dễ dàng tìm kiếm được nhiều tài liệu, kiến thức xã hội chính xác. Hơn thế nữa, hiện nay thì các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ được cập nhật trên Internet rất
87
nhiều nên việc tham khảo trên Internet là hồn tồn thuận tiện. Cùng với đó, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tìm kiếm tài liệu trên Internet, trực tuyến đem lại những thuận lợi nhất định cho sinh viên khi NCKH, góp phần giảm được một phần khó khăn cho sinh viên khi khơng thể đến thư viện trường, thư viện quốc gia để tìm đọc tài liệu tham khảo, ấn phẩm khoa học.
Cần lên kế hoạch ngắn hạn, dài hạn kết nối, liên kết với thư viện số của trường với thư viện số của trường khác để sinh viên có thêm nguồn tài liệu phong phú để tham khảo. Điều này nó cũng địi hỏi phải có cơ sở vật chất, hệ thống máy tính được trang bị đầy đủ chức năng, mạng wifi để dễ dàng truy cập thông tin tài liệu hơn. Hệ thống tài liệu, giáo trình, ấn phẩm khoa học phải thường được cập nhật và bổ sung thường xuyên, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và NCKH.
Đọc sách là nhu cầu của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với sinh viên NCKH, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức, hiểu biết, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Luật. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Sách cung cấp nguồn tri thức rất quan trọng và vơ tận, những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta khơng chỉ những hiểu biết mới mà cịn cung cấp thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cả những sự suy nghĩ tìm tịi và sự biến đổi về tâm hồn. Thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học, từ trong cuộc sống và từ trong sách vở. Đọc sách một cách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi người sẽ ngày càng tiếp thu, không ngừng mở rộng, nâng cao tiếp cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy logic, tư duy khoa học, phương pháp làm việc khoa học, và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời….
88
Tăng cường quy mô, phạm vi bảo đảm nguồn thông tin trong hoạt động NCKH, hướng dẫn cách thức khai thác có hiệu quả các nguồn thơng tin phục vụ giảng dạy và NCKH cho cán bộ, giảng viên, sinh viên.
3.5.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò và giá trị của cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đảm bảo cho nhiệm vụ NCKH, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo quản các cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo tốt, bền, sử dụng an tồn, tiết kiệm những chi phí khơng cần thiết mà vẫn đạt hiệu quả trong NCKH. Hướng đến kết hợp chặt chẽ khai thác cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và NCKH.
Tăng cường đầu tư cho thư viện trường hiện đại về trang thiết bị, phong phú về tài liệu, nâng cao chất lượng công tác quản lý và khai thác, bố trí, phân loại hợp lý giúp cho giảng viên hướng dẫn và sinh viên tham gia NCKH thuận lợi trong tìm kiếm và khai thác tài liệu. Đảm bảo trao đổi, hợp tác thường xuyên giữa thư viện của trường với các trường đại học trong nước với thư viện các trường đại học quốc tế.
Thường xuyên củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động NCKH. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của nhà trường, nâng cấp, phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị gắn với chức năng, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, NCKH của trường, nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu suất khai thác, sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
Quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục sở hữu trí tuệ và chuyển giao cơng nghệ đối với các sản phẩm NCKH. Làm tốt công tác quản lý khai thác, lưu trữ, sử dụng các sản phẩm vào nhiệm vụ nghiên cứu học tập và NCKH của nhà trường. Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện khoa học, kỹ thuật trong quản lý các nhiệm vụ NCKH, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
89
kiểm tra, tra cứu, tham khảo. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, vật chất kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động NCKH của sinh viên.
Phát triển thư viện số công nghệ thông tin làm cơ sở để thực hiện số hóa các nguồn tài liệu dựa trên hệ thống cơ sở vật chất đã có kết hợp với các trang thiết bị được đầu tư mới, hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu thơng tin tích hợp cho mọi hoạt động của thư viện, các công nghệ Internet, nâng cao chất lượng của vốn tài liệu và phát triển các dịch vụ thông tin – thư viện hiện đại. Đồng thời, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thư viện đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt về công nghệ thông tin, kiến thức về các dịch vụ thông tin – thư viện và ngoại ngữ.
3.5.3. Kinh phí
Nhà trường cần hỗ trợ kinh phí để thành lập Câu lạc bộ NCKH sinh viên ngành Luật để Câu lạc bộ được hoạt động và phát triển mạnh mẽ. Kinh phí đối với hoạt động NCKH của sinh viên ngành Luật tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hỗ trợ cho sinh viên là 1.000.000 VNĐ (Một triệu đồng) là quá ít, chưa tạo nên được động lực cho sinh viên tham gia hoạt động NCKH. Nhà trường cần khai thác tối đa các nguồn kinh phí phục vụ hoạt động NCKH cho sinh viên. Nhà trường cần phải dành một khoản kinh phí nhiều hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nhà trường cần hỗ trợ kinh phí 5.000.000 VNĐ (Năm triệu đồng) cho sinh viên NCKH cùng với đó là niềm đam mê, thơi thúc, thuận lợi bản thân sẵn có thì sẽ mang lại hiệu quả hoạt động NCKH tốt hơn. Khoa cần phối hợp với các phịng, ban để ngồi nguồn kinh phí được hỗ trợ theo quy định, cần chủ động trong việc huy động nguồn kinh phí, tài chính từ các hoạt động khác bên ngồi: thực hiện phương châm xã hội hóa huy động nguồn tài chính của các đồn thể, các doanh nghiệp... để có nhiều kinh phí hơn nữa để hỗ trợ cho sinh viên. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi về mặt chủ quan và khách quan thì có thêm kinh phí thì hoạt động NCKH của sinh sẽ được phát triển, được sinh viên quan tâm hơn.
Tiểu kết chương 3
Đối với những sinh viên muốn tham gia NCKH sẽ đạt được những thuận lợi khi làm khóa luận tốt nghiệp và sau khi ra trường muốn học ở trình độ cao hơn.
90
Biết tư duy, hệ thống hóa kiến thức, phương pháp khoa học, độc lập sẽ giúp sinh viên tận dụng được kiến thức và kỹ năng của mình. Khơng những thế, việc NCKH giúp sinh viên khơng cịn quá khó khăn và bỡ ngỡ khi đào sâu kiến thức, mở rộng vấn đề. NCKH cho phép sinh viên cân nhắc những giải pháp một cách tồn diện thơng qua việc so sánh những thuận lợi và khó khăn của từng lựa chọn đó để quyết định một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH cho sinh viên thì cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ phía nhà trường, giảng viên và sinh viên.
91
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, hoạt động NCKH của sinh viên ngành Luật Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã và đang góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đại học và sau đại học trong nhà trường. Do đó, các văn bản nội bộ của Trường đã xác định được vị trí, tầm quan trọng của hoạt động NCKH, Trường cũng đã có những chủ trương, quy định NCKH phù hợp với thực tiễn từng năm và mục tiêu đào tạo của sinh viên nói chung và sinh viên ngành Luật tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng. Đa phần sinh viên ngành Luật đều tự giác, chủ động, tích cực tham gia hoạt động NCKH, song về mức độ NCKH và chất lượng đề tài là chưa cao. Dưới góc độ thực tiễn, hoạt động NCKH của sinh viên ngành Luật tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa được sinh viên tham gia một cách chủ động, tự giác, xuất phát từ nhu cầu muốn được tìm tịi cái mới trong học tập mà chủ yếu là do yêu cầu, nhiệm vụ bắt buộc, chưa đam mê, thiếu tính sáng tạo trong đề tài của mình. Mặt khác là do những quy định về NCKH sinh viên của Bộ Giáo dục – đào tạo chưa cụ thể, chi tiết còn mang tính bao quát, mang tính chất chung chung, kết quả nghiên cứu của sinh viên không đưa vào kết quả học tập của sinh viên trong khoá học, nên cũng không thể nào khuyến khích được lịng say mê và những ý tưởng khoa học sáng tạo của sinh viên dẫn đến tình trạng sinh viên xa lạ với hoạt động NCKH.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên ngành Luật tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần phải tiến hành đồng nhiều giải pháp từ phía nhà trường, giảng viên và sinh viên: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy – Ban Giám hiệu nhà trường mà trực tiếp gắn với sinh viên ngành Luật là Khoa Pháp luật hành chính, Nhà trường cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện quy chế NCKH nội bộ, chú trọng đến chất lượng đội ngũ hướng dẫn, tạo mọi điều kiện về nguồn lực phục vụ NCKH, xây dựng môi trường thuận lợi, chất lượng cho sinh viên NCKH, có như vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên nói chung và sinh viên ngành Luật tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Thị Châu (2004), Nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Giáo dục số 96/6 – 2004.
[2]. Văn Đình Đệ (2004), Sinh viên nghiên cứu khoa học – Một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Tạp chí Giáo dục 92/7 – 2004.
[3]. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[4]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
[5]. Lê Thu Hà – Ngơ Hồng Oanh – Phạm Trí Hùng (2006), Đào tạo luật sư
ở một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm để hồn thiện cơng tác đào tạo luật sư ở Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 03 năm 2006.
[6]. Đỗ Minh Khơi (2016), Phương pháp, quy trình và kỹ thuật nghiên cứu cơ
bản trong khoa học pháp lý, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Trần Đức Khánh (2016), Nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu khoa học ở trường Đại học, Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2015 phương hướng 2016 – 2020.
[8]. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2018. [9]. Luật Giáo dục năm 2019.
[10]. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019.
[11]. Nguyễn Văn Lê (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Trẻ.
[12]. Hồ Chí Minh tồn tập, tập 11 (1963-1965), Bài đăng Báo Nhân dân số 3339, ngày 19/5/1963, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996.
93
[13]. Hà Thúy Mai (2021), Một số nguyên tắc nghiên cứu khoa học cơ bản,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[14]. Trần Văn Nhung (2006), Sinh viên nghiên cứu khoa học – Động lực chính để biến q trình đào tạo thành q trình tự đào tạo, Tạp chí Giáo dục số 130/ kì 2, 1 - 2006.
[15]. Phan Thị Tú Nga (2011), Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế, Tạp chí Khoa
học, Đại học Huế, số 68, 2011.
[16]. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, 2013.
[17]. Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ quy định về việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
[18]. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[19]. Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam.
[20]. Quyết định số 1069/QĐ-BNV ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ.
[21]. Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2021 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1692/QĐ-ĐHNV ngày 17/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội).
[22]. Phương Kỳ Sơn (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
94
[23]. Thông tư số 26/2021/TT-BGDĐT ngày 17/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
[24]. Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
[25]. Uỷ ban Khoa học Xã hội – Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[26]. Ngơ Đình Xây (2016), Một số suy nghĩ về hướng đi trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2015 phương hướng 2016 -2020.
[27]. Collis, J., & Hussey, R. (2014). Business Research: A practical guide for undergraduate and postgraduate students (4th ed.). Great Britain:Macmillan (Trích theo nguồn: https://fee.haui.edu.vn/vn/nghien-cuu-khoa-hoc/sinh-vien-va-van-de- nghien-cuu-khoa-hoc/63322)
[28]. Šeberová Alena, La compétence de recherche et son développement auprès des étudiants - futurs enseignants en République tchèque, trong tạp chí Recherche & Formation, n°59, pp. 59-74,2008 (Trích theo nguồn: https://www.academia.edu/36342603/DVHNN_NANG_LUC_NCKH) [29]. Địa chỉ: https://thutuong.chinhphu.vn/hoat-dong-nghien-cuu-khoa-hoc- phai-gan-voi-ung-dung-va-phat-trien-cong-nghe-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi- 10940634.htm [30]. Địa chỉ: https://news.timviec.com.vn/nghien-cuu-la-gi-khai-quat-ve- nghien-cuu-can-nam-ro-49733.html [31]. Địa chỉ: https://lytuong.net/nghien-cuu-la-gi/
95
PHỤ LỤC 1
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI NĂM 2020
Số TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã học phần tiên quyết Lý thuyế t Bài tập/ Thả o luận Thực hành
A. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
32
I.Lý luận chính trị 11
1 PSF0007 Triết học Mác - Lênin 3 30 15 0 2 PSF0008 Kinh tế chính trị Mác Lênin 2 20 10 0 3 PSF0009 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 20 10 0 4 PSF0010 Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam
2 20 10 0
5 PSF0011 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 20 10 0