Các phong trào đoàn thể, tổ chức đời sống, văn hóa doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tạo động lực trong lao động tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng và giao thông (Trang 61 - 64)

III. CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN KHÍCH TINH THẦN: 1 Tạo cơ hội học tập, phát triển và thăng tiến:

1.5. Các phong trào đoàn thể, tổ chức đời sống, văn hóa doanh nghiệp:

Có thể nói phong trào đoàn thể trong Công ty hoạt động khá mạnh, đã và đang đóng vai trò sâu rộng trong đời sống của công nhân viên chức. Các phong trào thi đua trong công việc thường xuyên được phát động. Nhiều phong trào thi đua đã trở thành truyền thống như: xây dựng phong cách người sản xuất, phong

trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; phong trào nghiên cứu khoa học… Ngoài ra, Công ty còn tổ chức phát động các đợt thi đua ngắn ngày, nước rút nhằm hoàn thành sản lượng được giao và cho kịp xuất hàng cho khách hàng; Công ty đã xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chấm điểm cho từng phong trào thi đua như: tiêu chuẩn sản xuất xuất sắc; tiêu chuẩn ca vận hành hiệu quả, ... Sau mỗi phong trào, Công ty có tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời các phòng ban, cá nhân có thành tích trong phong trào. Ngoài các phong trào thi đua trong công việc, công ty còn tổ chức các phong trào thể thao, văn hóa giữa các phòng ban, với các Công ty bạn trong Khu công nghiệp như: giải vô địch bóng đá, bóng bàn, cầu lông, thi nấu ăn, thi giọng hát hay…

* Nhận xét:

+ Ưu điểm: Với các phong trào trên đã thúc đẩy tinh thần làm việc, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau; phát huy các năng lực tiềm tàng trong mỗi người lao động, góp phần thực hiện phương châm khỏe để làm việc và học tập. Với hệ thống nhân sự của Công ty còn rất trẻ nên các hoạt động phong trào luôn làm họ hứng khởi, nhiệt tình tham gia, rèn luyện sức khỏe, sau mỗi phong trào sẽ có vai trò động viên rất lớn đối với họ.

+ Nhược điểm:

- Nhiều khi các phong trào, hoạt động quá sôi nổi đã khiến các công nhân viên đang làm việc bỏ vị trí để tham gia. Đặc biệt, là hoạt động đá bóng luôn diễn ra đều đặn và sôi nổi hàng tuần (do phần lớn Công ty là các nam thanh niên), trung bình mỗi tuần diễn ra từ 2 đến 3 trận đấu bóng đá giữa các đội bóng trong Công ty. Nhiệt tình tham gia quá khiến họ tiêu tốn nhiều sức lực làm ảnh hưởng tới công việc, thu hút các nhân sự đang làm việc rời bỏ vị trí để tham gia (Lãnh đạo biết nhưng cho rằng: Cho họ tham gia chút cho vui rồi vào làm tiếp, trước khi rời vị trí họ đã nhờ người khác đảm nhận hộ vị trí rồi).

- Các phong trào nhiều khi gây thâm hụt ngân quỹ. Theo báo cáo của cán bộ tài chính Công đoàn Công ty – năm 2009 thì tình hình thâm hụt ngân quỹ được điểm qua như sau: Quý I thâm hụt 16%, Quý II thâm hụt 21%, Quý III thâm hụt 18%, Quý IV thâm hụt 28%.

- Giá trị văn hóa của doanh nghiệp chưa được cụ thể hóa thành các giá trị cốt lõi, các tiêu chuẩn về văn hóa. Chính vì vậy, người lao động có cái nhìn mơ hồ về văn hóa Công ty. Chính điều này khiến cho các lời nói, suy nghĩ và hành động của cán bộ công nhân viên trong Công ty không theo một chuẩn mực, quy chuẩn nào (tình trạng nói tự do liên tục tiếp diễn, đôi khi là những lời nói thiếu văn hóa…).

* Nguyên nhân của những hạn chế:

- Phòng Tổ chức – hành chính đã đề xuất phổ biến khung văn hóa Công ty nhưng chưa được Giám đốc quan tâm và phê duyệt. Ban lãnh đạo muốn xây dựng văn hóa riêng cho Công ty nhưng còn mang tính chắp vá, mang tính xu hướng hoạt động tập thể, không có tính bài bản và khoa học.

- Ban lãnh đạo cũng rất ham vui khi tham gia các phong trào như đá bóng, cầu lông, bóng bàn nên nhiều khi quên mất những điều liên quan như đảm bảo sức khỏe, tránh thâm hụt ngân quỹ nhiều...

Kết luận chung:

Công tác tạo động lực tại Công ty đã có những bước khởi sắc, tạo được phần nào động lực làm việc cho người lao động. Nhưng nhìn chung, công tác tạo động lực cho lao động của Công ty vẫn chưa được hoàn thiện và tạo được động lực lớn, do vậy chưa khai thác hết các tiềm năng và tiềm lực sẵn có. Nguyên nhân chủ yếu là do Bộ máy Nhân sự có những hạn chế nhất định, trình độ nhận thức của cấp quản lý về công tác tạo động lực còn chưa cao, tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty còn gặp khó khăn, lợi nhuận không cao… Với cách tiếp cận thực tế nêu trên, phân tích vấn đề và tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, dưới đây là một số các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tạo động lực tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hạ Tầng và Giao Thông, có xem xét đến các điều kiện áp dụng. Từ đó, ngày càng phát huy các tiềm lực tiềm tàng trong Công ty, hướng tới mục tiêu chung, sự nghiệp phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tạo động lực trong lao động tại công ty cổ phần xây dựng hạ tầng và giao thông (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w