III. CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN KHÍCH TINH THẦN: 1 Tạo cơ hội học tập, phát triển và thăng tiến:
1.2.2. bạt, thăng tiến:
Hoạt động đề bạt, thăng chức của Công ty hoàn toàn do Ban lãnh đạo quyết định, không dựa trên bình bầu. Việc đề bạt thăng chức không căn cứ theo một logic khoa học nào (Đánh giá thực hiện công việc, trắc nghiệm…) Cho nên thường đề bạt phải những người có năng khiếu giao tiếp tốt, khéo léo quan hệ với cấp trên. Chính điều này gây tâm lý phẫn nộ, ức chế của những người có năng lực thực sự, đáng được đề bạt mà không được đề bạt; làm giảm tinh thần phấn đấu của những lao động khác.
Với một bộ phận khá lớn người lao động trong Công ty thì cơ hội thăng tiến trong công việc là động lực chính thúc đẩy họ nỗ lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, công tác đề bạt, thăng tiến người lao động cũng được Công ty rất quan tâm. Công ty thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình thực hiện công việc của người lao động để phát hiện ra những người thực sự có năng lực, đáp ứng yêu cầu công việc. Do được bố trí công việc đúng với trình độ của mình, người lao động sẽ hứng thú hơn với công việc, không cảm thấy chán nản. Thông thường, các cán bộ lãnh đạo bộ phận có quyền đề xuất việc thăng tiến cùng với sự tư vấn, hỗ trợ của Phòng Hành chính - Nhân sự, quyết định cuối cùng thuộc về Giám đốc. Đối với người lao động được đề bạt vào vị trí công việc mới, Công ty đã thực hiện các hoạt động đào tạo, phát triển nhằm chuẩn bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần có khi nhận vị trí việc làm mới. Điều đó đã
kích thích người lao động hăng hái làm việc, yên tâm công tác vì họ nhận thấy được tương lai, khả năng thăng tiến của mình tại Công ty. Với cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp dẫn, Công ty không những đã khuyến khích được người lao động phục vụ tốt nhất theo khả năng của mình, phấn đấu nâng cao trình độ nghề nghiệp mà còn giữ chân được những người lao động giỏi, có tài năng.
* Nhận xét:
+ Ưu điểm: Hoạt động đề bạt không có tính công phu, mang nhiều tính định tính nên không mất nhiều thời gian, giảm được chi phí và đề bạt được kịp thời cao. Xuất phát từ quan điểm của Ban lãnh đạo là để làm tốt công việc thì lấy kinh nghiệm cá nhân làm đầu.
+ Nhược điểm:
- Hoạt động đề bạt của Công ty bộc lộ rất nhiều hạn chế khi không có quy trình đánh giá thực hiện công việc, xem xét để xét thăng chức, cũng như không có hoạt động bình bầu công khai, khách quan; mang tính tình cảm nhiều hơn. Mặc dù Phòng Hành chính – Nhân sự đã đôi lần kiến nghị với Giám đốc cần áp dụng tiêu chuẩn ISO, 5S vào quản lý và sản xuất nhưng tình hình không mấy khả quan thực thi.
- Hầu như không căn cứ nhiều vào Bảng đánh giá thực hiện công việc, kết quả công tác trước đây, kinh nghiệm, năng lực… Giám đốc và các Trưởng phòng có mối quan hệ trong và ngoài Công ty rất thân thiết với nhau, nên các Trưởng phòng thường dựa vào ưu thế này (Giám đốc sẽ nể và không giáng chức mình đâu nếu mình làm việc không tốt) để trốn tránh trách nhiệm, thi hành không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều này làm ảnh hưởng tới động lực làm việc của các nhân viên khác trong Công ty.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
- Trình độ cán bộ quản lý cũng có những hạn chế nhất định. Do công tác đào tạo không được quan tâm đúng mức, các cán bộ quản lý trong khối sản xuất (chỉ được đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật tại trường), Công ty lại không quan tâm đào tạo họ thêm các kỹ năng về quản lý thông qua các lớp đào tạo tại Công
- Xét thăng chức vẫn dựa nhiều vào tình cảm thân thiện và mối quan hệ tốt. Như trên đã đề cập, tình trạng này kéo dài thì rất không tốt cho chất lượng nhân sự, khả năng đảm nhận vị trí công tác. Vì vậy, Công ty cần sớm khắc phục tình trạng này, trước tiên là về mặt nhận thức, nghĩ tới tập thể phải lớn hơn nghĩ tới cá nhân.
Bảng 7: Điều tra mức độ hài lòng của lao động về hoạt động đề bạt tại Công ty:
Mức độ Hài lòng Bình thường Không hài lòng
Phần trăm lao động biểu
quyết 41% 15 % 44 %
(Nguồn: Điều tra – Phòng Hành chính – Nhân sự, 2009)
Qua bảng trên ta thấy mức độ không hài lòng về hoạt động đề bạt thăng chức tại Công ty vẫn còn cao (chiếm 44%), lớn hơn cả tỷ lệ hài lòng (chiếm 41%). Điều này phản ánh chất lượng đề bạt cần phải được cải thiện, nâng cao tính khách quan và đảm bảo tính khoa học (dựa vào các tiêu chuẩn, chuẩn mực).