I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Các khái niệm cơ bản.
1.6. Sự cần thiết của công tác tạo động lực cho người lao động.
chính, có tiềm lực về khoa học công nghệ tiên tiến, nhưng nếu không có con người để quản lý và thực hiện các nguồn lực đó thì tổ chức cũng không thể tồn tại lâu dài được. Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bên cạnh những chính sách tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, thì yếu tố về con người cũng là một vấn đề then chốt quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển thì nhất thiết phải có những con người làm việc tận tụy, hăng say, sáng tạo trong công việc. Để làm được điều đó thì phải có những chính sách hợp lý trong việc sử dụng con người, trong đó có công tác tạo động lực cho người lao động. Việc sử dụng tốt các công cụ tạo động lực lao động sẽ giúp doanh nghiệp:
- Giữ chân nhân tài, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám ra bên ngoài.
- Sắp xếp, bố trí công việc cho người lao động hợp lý để tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng.
- Khuyến khích người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tăng năng suất và hiệu quả công việc.
- Giảm được những chi phí không cần thiết
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường
Còn với người lao động, tạo động lực sẽ giúp cho họ có cơ hội có những khoản thu nhập cao hơn chi trả cho cuộc sống từ đó họ có thể tái sản xuất sức lao động. Ngoài ra, tạo động lực lao động còn giúp cho người lao động làm việc với tinh thần thoải mái, hăng say và sáng tạo; tạo điều kiện cho người lao động được tự chịu trách nhiệm trong công việc, ngày càng hoàn thiện bản thân.