III. CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN KHÍCH TINH THẦN: 1 Tạo cơ hội học tập, phát triển và thăng tiến:
1.1. Công tác tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người lao động:
Ngoài hình thức đào tạo kèm cặp tại chỗ, Công ty không có hình thức đào tạo nào khác cho người lao động.
* Nhận xét:
+ Ưu điểm: Đào tạo tại chỗ nghiêng về khả năng thực hành, làm cho lao động dễ dàng tiếp thu công việc, biết làm nhanh chóng. Theo đánh giá chung, sức ỳ trong làm việc của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là khối sản xuất trực tiếp là rất lớn, các công nhân thiếu chăm chỉ cần thiết nên hình thức đào tạo kèm cặp tại chỗ này xem ra khá phù hợp và hiệu quả (công nhân không phải học trên lý thuyết mà được thực hành ngay).
+ Nhược điểm: Lao động không có cơ hội nâng cao và phát triển nghề nghiệp, họ thường gặp khó khăn về chuyên môn trong quá trình làm việc, làm việc không có chất lượng đã trực tiếp làm giảm mức thu nhập nhận được…Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến động lực làm việc. Công nhân vẫn có sự máy móc trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất, họ chỉ biết làm theo và lặp lại những gì đã được học từ kèm cặp trực tiếp, dẫn tới không có sự sáng tạo cao trong công việc, gặp khó khăn mỗi khi gặp phải các phát sinh bất ngờ. Hơn nữa, công tác giám sát sát sao người lao động vẫn chưa được thực hiện tốt, vẫn có sự lơi lỏng và thiếu tinh thần trách nhiệm của các Trưởng bộ phận, Phó Quản đốc và Quản đốc.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
- Lãnh đạo không ý thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nhân lực. Lý do là ngoài năng lực hạn chế của Phòng Hành chính – Nhân sự về khả
năng lên phương án đề xuất Lãnh đạo quan tâm hơn đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thì một phần là do Giám đốc đặt niềm tin quá lớn vào khả năng kèm cặp tại chỗ, hướng dẫn thực hiện công việc của Phó Quản đốc, Quản đốc phân xưởng.
- Khả năng thuyết phục lãnh đạo của Phòng Hành chính - Nhân sự còn hạn chế, chưa đưa ra được dẫn chứng cụ thể. Tuy Phòng Hành chính – Nhân sự có cơ cấu khá hợp lý so với yêu cầu thực tế (01 Đại học, 01 Cao đẳng và 01 Trung cấp), được đào tạo chuyên môn về quản trị nhân lực nhưng do sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp không được tốt, không được tập trung của Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự (như ham chơi trò chơi điện tử, đánh cờ tướng với Ban lãnh đạo…) nên hiệu quả mang lại không được cao.
- Lãnh đạo quá đặt niềm tin vào Phó Quản đốc và Quản đốc phân xưởng, tin tưởng vào trình độ kèm cặp nhân viên của 2 người này trong khi thực tế, 2 người này đạo tạo nhân viên chưa nhiệt tình ở mức cần thiết.