7. Kết cấu của luận văn
2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ
2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ Mỹ
Ngày 26/09/1996, Tổng cục Hải quan ban hành quyết định số 627/TCHQ- TCCB về việc thành lập Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ, đơn vị tiền thân của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ ngày nay. Cơ cấu tổ chức của đơn vị gồm 03 đội công tác trực thuộc: Đội Tổng hợp, Đội Nghiệp vụ hải quan, Đội Nghiệp vụ hải quan cảng SP-PSA, có chức năng: (i) trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; (ii) tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (iii) phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan theo quy định của pháp luật.
Địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ là từ Bến cảng nhà máy đóng tàu Ba Son đến thƣợng lƣu sông Thị Vải thuộc Thị xã Phú Mỹ; các kho ngoại quan; kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp chế xuất, Chi cục thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hải quan khi có các hoạt động xuất cảnh- nhập cảnh, xuất khẩu- nhập khẩu tại địa bàn nêu trên.
2.1.2 Định hƣớng phát triển, sơ đồ tổ chức.
Hƣớng đến mục tiêu xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phƣơng thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tƣơng đƣơng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ xác định:
Tầm nhìn: Xây dựng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ thành lực lƣợng chuyên nghiệp cao, có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch,
liêm chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nƣớc.
Sứ mệnh: Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lƣu quốc tế, tạo điều kiện cho thƣơng mại và sản xuất phát triển; bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia; bảo đảm nguồn thu cho ngân sách; Chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng; góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội; phục vụ quản lý kinh tế xã hội.
Sơ đồ tổ chức: