7. Kết cấu của luận văn
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan cấp trên
Thứ nhất, cải cách chính sách tiền lƣơng đối với đội ngũ cán bộ công chức, đảm bảo thực chất tiền lƣơng: lƣơng phải đủ sống và phù hợp với từng công việc đặc thù. Bên cạnh việc cải cách chính sách tiền lƣơng, nhà nƣớc cũng cần cho phép ngành hải quan đƣợc sử dụng các khoản thu phí, lệ phí, thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình làm thủ tục hải quan để h trợ cho cán bộ công chức một cách minh bạch, công khai, có chế độ đãi ngộ đối với những công lao, đóng góp của cán bộ công chức, vừa đảm bảo nâng cao đời sống CBCC, vừa đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Thứ hai, thủ tục hải quan liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, phƣơng tiện xuất nhập cảnh vốn rất đa dạng, phong phú nên pháp luật hải quan luôn cần đảm bảo phù hợp, đồng bộ với chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, phƣơng tiện xuất nhập cảnh do các Bộ, ngành, địa phƣơng quản lý. Bên cạnh đó pháp luật hải quan còn phải đƣợc nội luật hóa từ những hiệp định thƣơng mại quốc tế đã đƣợc ký kết. Chính vì vậy các cơ quan Nhà nƣớc, cộng đồng Doanh nghiệp là những đối tƣợng chịu tác động của pháp luật hải quan cần tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật.
Thứ ba, cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách hải quan theo hƣớng đơn giản, minh bạch và ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện rõ ràng, dễ hiểu tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản khi thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc chấp hành, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến quản lý hải quan. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến DN mà còn gây khó khăn trong việc trao đổi, phối hợp giữa các công chức hải quan khi thực hiện nhiệm vụ.