Kết quả một số công tác nghiệp vụ hải quan điện tử triển khai tại Chi cục

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hải quan điện tử tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng phú mỹ (Trang 38 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Phú Mỹ

2.1.3 Kết quả một số công tác nghiệp vụ hải quan điện tử triển khai tại Chi cục

2.1.3 Kết quả một số công tác nghiệp vụ hải quan điện tử triển khai tại Chi cục HQCK cảng Phú Mỹ HQCK cảng Phú Mỹ

- Từ tháng 4/2014, Chi cục chính thức triển khai Hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS, với mức độ tự động hóa cao, dữ liệu đƣợc xử lý tập trung cấp Tổng cục, thủ tục hải quan chủ yếu đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS với 100 các loại hình hải quan cơ bản, 100% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đạt 99,8 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và hơn 99,6 tổng số tờ khai hải quan làm thủ tục. Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử đã tạo ra bƣớc cải cách đột phá, thay đổi toàn diện phƣơng thức khai, nộp hồ sơ hải quan từ thủ công sang điện tử, việc xử lý phản hồi của cơ quan hải quan cho doanh nghiệp cũng thực hiện thông qua hệ thống điện tử, tạo thuận lợi lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu chứng từ, giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan trong các khâu, các bƣớc thực hiện thủ tục hải quan, giảm bớt sự tiếp xúc giữa công chức hải quan và doanh nghiệp, hạn chế các phiền hà, tiêu cực, sách nhiễu, giảm

thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thời gian tiếp nhận và thông quan đối với tờ khai luồng xanh chỉ từ 1-3 giây.

- Từ tháng 6/2019, Chi cục chính thức triển khai Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VASSCM) thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan. Theo đó, quy định cụ thể: (i) trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm tại khâu cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin khi kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa đƣa vào, lƣu giữ, đƣa ra khu vực giám sát hải quan thông qua Hệ thống (thông tin về lƣợng hàng, thời điểm hàng vào (get in), hàng ra (get out), vị trí lƣu giữ và các thay đổi trong quá trình lƣu giữ…); (ii) trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc cung cấp thông tin về tình trạng thông quan của các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; (iii) về phía ngƣời khai chỉ cần liên hệ với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát trên cơ sở thông tin về các lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã đƣợc cơ quan hải quan cung cấp qua hệ thống và không cần tiếp xúc với công chức hải quan. Việc triển khai Hệ thống VASSCM đã đơn giản hóa thủ tục giám sát hải quan, bỏ hẳn đƣợc thủ tục xác nhận của hải quan giám sát tại cổng cảng; giảm tiếp xúc giữa hải quan với doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại làm thủ tục của doanh nghiệp XNK, đem lại lợi ích to lớn, tạo bƣớc đột phá trong công tác giám sát hải quan, vừa tạo thuận lợi, vừa nâng cao hiệu quả quản lý của các bên tham gia.

- Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN: Tính đến ngày 31/12/2020, có 202 thủ tục hành chính của 13 Bộ, Ngành đƣợc chính thức triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. Các thủ tục hành chính đƣợc thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia giúp giảm thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác, thủ tục nhanh gọn, đơn giản và minh bạch; Chi cục thực hiện tiếp nhận và xử lý thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nƣớc ASEAN: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào và Philippin thông qua Cơ chế một cửa ASEAN.Việc trao đổi thông tin dữ liệu điện tử trên Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN giúp giảm thời gian và chi phí chuẩn bị hồ sơ, thời gian và chi

phí đi lại, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nƣớc để thực hiện các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: nhằm phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, trong thời gian vừa qua, Chi cục HQCK cảng Phú Mỹ đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến khách hàng: cung cấp 200/236 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, trong đó có 194 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 bao gồm các thủ tục hành chính cốt lõi liên quan đến thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Chi cục HQCK cảng Phú Mỹ cũng đã n lực nâng cao chất lƣợng h trợ ngƣời dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan thông qua việc cung cấp đầy đủ 100 thông tin về quy trình thủ tục hải quan, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, các thông báo hƣớng dẫn nghiệp vụ, các cơ sở dữ liệu danh mục,…; tiếp nhận và trả lời các vƣớng mắc trực tiếp từ phía ngƣời dân và doanh nghiệp.

- Về thu thuế điện tử: Từ năm 2014, Chi cục triển khai thanh toán thuế và lệ phí điện tử thông qua cổng thanh toán điện tử Hải quan. Từ tháng 10/2017, Chi cục đã triển khai Cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7; Từ tháng 11/2019, Chi cục triển khai chính thức Chƣơng trình Nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu đối với 7 ngân hàng. Nhƣ vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng ba phƣơng thức nộp thuế: Thanh toán trực tiếp tại ngân hàng, nộp thuế điện tử 24/7, tham gia chƣơng trình Nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu. Đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt 100 với tổng số thu ngân sách qua cổng thanh toán điện tử, đạt 100 tổng số thu ngân sách của Chi cục.

Trong các năm 2016 - 2020, Chi cục HQCK cảng Phú Mỹ đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trong công tác thu thuế, góp phần thực hiện thành công các quy định của pháp luật về quản lý thuế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

Bảng 2.1. Kết quả thu Ngân sách nhà nƣớc từ năm 2016 – 2020

(Đơn vị tính: triệu đồng)

STT Năm Dự toán giao Thực hiện So với dự

toán (%) So với thực hiện năm trƣớc (%) 1 2016 5.200.000 5.498.098 105,73 2 2017 6.425.000 6.706.576 104,38 121,98 3 2018 7.799.000 8.401.420 107,72 125,27 4 2019 8.200.000 8.272.366 100,88 98,46 5 2020 7.900.000 8.150.815 103,17 98,53 (Nguồn: Chi cục HQCK cảng Phú Mỹ)

Bảng 2.2 Tình hình Kim ngạch xuất nhập khẩu và số tờ khai

Năm Số lƣợng DN làm thủ tục Số lƣợng tờ khai Tổng kim ngạch XNK (tỷ USD) Năm 2016 568 78.592 10,654 Năm 2017 484 90.242 9,480 Năm 2018 483 99.338 13,633 Năm 2019 509 109.348 10,833 Năm 2020 600 118.278 11,517 (Nguồn: Chi cục HQCK cảng Phú Mỹ)

Trong bối cảnh lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng với kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, số lƣợng tờ khai phát sinh lớn trong khi số lƣợng biên chế không tăng thêm mà còn phải thực hiện tinh giản theo chính sách tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nƣớc, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ hải quan đã giúp Chi cục HQCK cảng Phú Mỹ đáp ứng đƣợc mức độ gia tăng nhanh chóng của khối lƣợng công việc, cụ thể, từ 2016 - 2020, số lƣợng tờ khai xuất nhập khẩu tăng 151 ; Tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu tăng 108%; Số lƣợng doanh nghiệp tăng 106 ; Số đã thu nộp ngân sách nhà nƣớc tăng 148%. Đặc biệt năm 2020 trƣớc diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tập thể Chi cục đã n lực hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN, vƣợt 3,17 dự toán pháp lệnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hải quan điện tử tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng phú mỹ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)