Chính trị, tư tưởng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn (Trang 28 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Chính trị, tư tưởng

* Khái niệm chính trị

Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt, đa dạng và phức tạp liên quan đến lợi ích của các giai cấp, các lực lượng xã hội. Vì vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm “chính trị”.

Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, chính trị là vấn đề giai cấp, quan hệ giai cấp, đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là đấu tranh giành quyền lực cho một giai cấp nhất định. Bước ngoặt của đấu tranh chính trị là sự bùng nổ cách mạng xã hội giành lấy chính quyền nhà nước, lật đổ chế độ cũ và thiết lập chế độ mới. Chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện trực tiếp là quyền lực nhà nước và tính hiện thực của quyền lực lại là lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế.

V.I. Lênin cho rằng: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà vấn đề cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Bất kì vấn đề chính trị nào cũng có liên quan đến quyền lợi của các giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xã hội. Khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở kinh tế, đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác động to lớn đối với kinh tế. Chính trị ở trong kinh tế và ngược lại, kinh tế thâm nhập vào chính trị. Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế. Chính trị còn là biểu hiện tập trung của nền văn hóa, của hoạt động sáng tạo, của sự nghiệp giải phóng. Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, nói tới chính trị thì trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, hiệu lực quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

niệm chính trị, Hồ Chí Minh đã bàn đến những vấn đề chính trị trong thực tiễn như đường lối cách mạng Việt Nam; những vấn đề xây dựng Đảng; giành giữ chính quyền; xây dựng chế độ mới; xây dựng và thực thi quyền làm chủ của nhân dân; vấn đề cán bộ, đạo đức cách mạng.

Theo từ điển tiếng Việt, chính trị là “những tổ chức điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước về quan hệ chính thức giữa các nước với nhau”,“những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước”, “Những hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính Đảng nhằm giành lấy hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước” [31, tr.163].

Như vậy, chính trị xét về bản chất là hoạt động có tính xã hội của con người xoay quanh vấn đề giành, giữ, tổ chức thực thi quyền lực nhà nước nhằm thỏa mãn lợi ích chung. Nói cách khác, chính trị là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, đảng phái, các tổ chức chính trị xã hội của nhà nước nhằm hoạch định và thực hiện đường lối chính trị nhằm bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ quyền thống trị và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Đối với nước ta, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, quyền lực của nhà nước chỉ là biểu hiện tập trung quyền lực của nhân dân, lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo thông qua Đảng cộng sản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động. Bởi vậy, chính trị là sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và thực hiện chính sách của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị, phát triển kinh tế thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần cho xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

Chủ nghĩa Mác- Lênin khi xây dựng học thuyết, truyền bá học thuyết của mình, tổ chức đảng, giai cấp vô sản đã giải quyết một loạt vấn đề lý luận của công tác tư tưởng như hệ tư tưởng, công tác tuyên truyền cổ động. Trước hết Chủ nghĩa Mác- Lênin đã đề cập đến vấn đề hệ tư tưởng.

Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm và tư tưởng về chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo, pháp luật, triết học. Hệ tư tưởng cũng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, xét cho cùng phản ánh những quan hệ kinh tế - Cuộc đấu tranh tư tưởng ứng với cuộc đấu tranh lợi ích, giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng. Hệ tư tưởng có thể phản ánh đúng hoặc phản ánh sai hiện thực, có thể là một tư tưởng khoa học hoặc không khoa học. Lợi ích của giai cấp phản động nuôi dưỡng hệ tư tưởng sai lầm, lợi ích của giai cấp tiến bộ, cách mạng góp phần hình thành hệ tư tưởng khoa học.V. Lênin coi tư tưởng là hình thức cao của nhận thức, là mục tiêu, chương trình, kế hoạch nhằm tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng khoa học chân chính thể hiện lợi ích sống còn của giai cấp công nhân, của đại đa số nhân dân lao động và cả loài người khát khao hòa bình, tự do, tiến bộ.

Từ sự phân tích trên có thể đi đến kết luận về khái niệm tư tưởng như sau:

Tư tưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức con người, biểu hiện những lợi ích của con người, giai cấp về xã hội. Đó là một dạng của ý thức xã hội, phán ánh tồn tại xã hội dưới dạng khái quát, phản ánh lợi ích của một con người, một tập đoàn người, một giai cấp, một dân tộc trong một thời đại nhất định.

* Công tác chính trị, tư tưởng

Ý thức chính trị với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia. Đặc trưng của ý thức chính trị

thể hiện trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp.

Hệ tư tưởng chính trị của một giai cấp phản ánh trực tiếp tập trung lợi ích của giai cấp ấy. Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh chính trị của các chính đảng, của các giai cấp khác nhau cũng như trong pháp luật, chính sách nhà nước, công cụ của giai cấp thống trị. Với đặc trưng như vậy, tác động của ý thức chính trị phụ thuộc vào tính chất tiến bộ của giai cấp mang hệ tư tưởng đó.

Đảng ta, ngay từ khi ra đời đã xác định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, sau này bổ sung thêm tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính trị của Đảng. Sự kiên trì hệ tư tưởng chính trị Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là bài học đầu tiên đẫn đến thắng lợi trong thời kì đổi mới: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Công tác chính trị, tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị đời sống tinh thần của xã hội, động viên, cổ vũ tính tích cực, tự giác sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Từ sự phân tích trên, có thể thấy công tác chính trị, tư tưởng ở nước ta hiện nay là những hoạt động cụ thể để tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình, công tác của cơ sở, của địa phương để tạo ra sự nhất trí, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)