Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn (Trang 61 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có 485.941ha diện tích tự nhiên và 359.560 nhân khẩu; có 1 thành phố và 7 đơn vị hành chính cấp huyện với 112 xã, 6 phường, 6 thị trấn. Có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng; có nền văn hóa đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Bắc Kạn là tỉnh nằm trong vùng giàu tài nguyên khoáng sản, đá quý như: Vàng, Sắt, Antimoan, Chì, Kẽm, Thiếc...(tập trung ở các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Na Rì); là vùng nguyên liệu lâm sản và phát triển du lịch sinh thái (ở các huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Na Rì và Pác Nặm). Đặc biệt có Hồ Ba Bể được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/2012.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các mặt: Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,53%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 23,26 triệu đồng, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 đạt 421.690 triệu đồng; nhiều công trình, dự án được đầu tư xây dựng, công tác di dân tái định cư được đảm bảo. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo còn 15,39%; công tác giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ, văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường được quan tâm thựchiện hiệu quả, chất lượng dân số, kế hoạch hóa gia đình được cải thiện. Quốc phòng, an ninh và đối ngoại được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Thị xã Bắc Kạn (nay là thành phố Bắc Kạn) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1997 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 QH khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngày 11/3/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập các phường Xuất Hóa, Huyền Tụng thuộc thị xã Bắc Kạn và thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, đây là kếtquả nỗ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân dân tộctỉnhBắcKạn nói chung và thành phốBắc Kạn nói riêng. Thành phốBắc Kạn có diện tích tự nhiên là 137 km² và 57.800 nhân khẩu gồm 05 dân tộc anh em: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa; có 08 đơn vị hành chính gồm các phường:Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Sông Cầu, Nguyễn Thị Minh Khai, Huyền Tụng, Xuất Hóa và các xã: Dương Quang, Nông Thượng; có vị trí địa lý, vai trò đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Bắc Kạn nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung, có vị trí thuận lợi về mặt phát triển thương mại và du lịch hàng hóa, nằm trên trục giao thông chính nối Đông Bắc với trung tâm phát triển kinh tế của cả nước là Hà Nội theo Quốc lộ 3 (cách thủ đô Hà Nội 170km về phía Nam). Những lợi thếvị trí trên giúp thành phố Bắc Kạn có vị trí quan trọng trong chuỗi liên kết các đô thị trong vùng Đông Bắc, giữa tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh bạn. Thực tế sau gần 20 năm xây dựng, thành phố Bắc Kạn đã có những bước phát triển và đạt được nhiều kết quả trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội; bộ mặt đô thị đã được hình thành theo hướng hiện đại, từng bước đáp ứng yêu cầu là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)