8. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Các con đường giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
1.3.5.1 Thông qua giảng dạy các môn học
Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục truyền thống lịch sử trong chương trình dạy học thông qua các môn học chiếm ưu thế.
Hoạt động dạy học trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho sự phát triển của HS THPT. Tùy theo nội dung, chương trình của từng môn học mà
GV lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát triển tri thức, kĩ năng, thái độ. GV có thể lựa chọn lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho học sinh ở trường trung học trong chương trình dạy học thông qua các môn học chiếm ưu thế như: Lịch sử, Ngữ văn,Địa lý, Giáo dục công dân, …
GV cần nghiên cứu nội dung dạy học từ đó thiết kế các tình huống dạy học sinh, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo dựng được sự liên kết giữa HS với nhau, chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc, trao đổi thông tin, trao đổi những quan điểm cá nhân, xây dựng bầu không khí học tập thoải mái, không căng thẳng, mệt mỏi từ đó cuốn hút HS tham gia vào hoạt động nhóm, lớp. Như vậy, thông qua dạy học lồng ghép, tích hợp không những đảm bảo được mục tiêu môn học mà còn giáo dục tư tưởng, chính trị, rèn luyện trở thành công dân tốtcho học sinh.
Để tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục truyền thống trong chương trình dạy học thông qua các môn học chiếm ưu thế. Về phía GV phải có trình độ hiểu biết sâu và năng lực thiết kế, tổ chức và kiểm tra đánh giá theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, chính trị. Về phíaHS phải chủ động, tích cực, sáng tạo phối hợp với các HS khác hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
1.3.5.2. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không những giúp HS củng cố, mở rộng những tri thức mà còn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện kĩ năng. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện qua nhiều hình thức: Hội thi, tham quan, giao lưu, tọa đàm, ngoại khóa. được tổ chức theo các chủ đề trong năm. Những hoạt động này thường thu hút và gây hứng thú cho học sinh, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh qua đó giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh.
Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần chú ý tạo sự hấp dẫn, đa dạng, phong phú để thu hút đông đảo HS tham gia đồng thời
cũng cần phải chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong tổ chức hoạt động để hoạt động này cũng là một trong những con đường cơ bản để giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, lịch sử dất nước và truyền thống yêu nước của quann và dân ta cho học sinh.
1.3.5.3. Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn
Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống cần thiết. Hoạt động này sẽ cung cấp cho HS kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. Các hoạt động trải nghiệm cho HS bao gồm hoạt động trải nghiệm sáng tạo và thực tiễn cuộc sống:
- Tổ chức cho học sinh đi thăm quan học tập ở hiện trường, ở các bảo tàng lịch sử trong và ngoài địa phương, ở các nhà truyền thống cách mạng (thành phố, các huyện lân cận, tỉnh), các di tích lịch sử địa phương.
- Tổ chức sưu tầm các sử liệu, tranh ảnh, hiện vật có liên quan đến lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc.
- Tổ chức cho học sinh đi viếng, tu sửa, vệ sinh các nghĩa trang liệt sĩ, các nhà tưởng niệm, các bia ghi côngcác anh hùng liệt sĩ ở địa phương.
- Tổ chức cho học sinh đi thăm các anh hùng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.
Chính từ những đặc trưng trên nên hoạt động này cũng là con đường có nhiều thuận lợi cho việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho học sinh.
1.3.5.4. Thông qua sinh hoạt dưới cờ
Hoạt động sinh hoạt dưới cờ là hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm hình thành cho học sinh có thêm nhiều kỹ năng và hiểu biết. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần sẽ tạo ra một sân chơi giúp học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết xã hội, tạo ra nhiều hứng thú cho học sinh ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục học sinh về mặt nhận thức những ưu điểm cũng như tồn tại của chính bản thân, mặt khác sinh hoạt dưới cờ còn có nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống tích cực cho học sinh qua những tiết chuyên đề hay những tiết tuyên truyền, ủng hộ giúp giáo dục cho học sinh có tinh thần tương thân tương ái, biết đoàn kết, sẻ chia những khó khăn, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người gặp hoạn nạn.
Bản kế hoạch sinh hoạt dưới cờ bao gồm:
- Nội dung: Nội dung của từng tiết sinh hoạt dưới cờ phải thể hiện nội dung giáo dục chủ điểm của tháng, là phần hoạt động của tháng theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Tuy nhiên từng tiết cần xác định rõ nội dung cơ bản trọng tâm vầ nội dung khác nhằm tăng tính đa dạng và hấp dẫn học sinh.
- Biện pháp thực hiện: Sắp xếp trình tự các nội dung sẽ thực hiện trong tiết sinh hoạt dưới cờ mà thực chất đó là chương trình của tiết sẽ diễn ra trong thực tế.
-Người thực hiện: Trên cơ sở nội dung chương trình đã vạch ra, Ban giám hiệu cùng Bí thư Đoàn trường phân công từng công việc cho những thành viên có trách nhiệm.
- Khi phân công cần làm rõ công việc cho học sinh, công việc cho giáo viên, thành phần khác. Sự phân công rõ ràng cụ thể sẽ làm tăng thêm tính hiệu quả của tiết sinh hoạt dưới cờ.
- Thời gian: Tiết chào cờ đầu tuần thường tiến hành vào tiết đầu tiên của buổi sáng ngày thứ hai hàng tuần. Để đảm bảo thời gian và nội dung thì cần cụ thể thời gian cho từng hoạt động một cách rõ ràng.
- Cơ sở vật chất: Chuẩn bị sân khấu sạch sẽ, bàn ghế cho giáo viên, ghế ngồi chohọc sinh, âm thanh loa đài…
Tiến hành tiết sinh hoạt dưới cờ
sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị chào cờ.
- Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca. Việc hát quốc ca yêu cầu tất cả học sinh đều phải hát, không bật băng hay cho một vài học sinh trong đội nghi lễ hát.
- Sau đó là tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ.
- Tiến hành nội dung cơ bản của tiết sinh hoạt dưới cờ như sau: Từng nội dung người được phân công tiến hành và đảm bảo sát với thời gian dự kiến.
- Việc trình bày phải mạch lạc, cụ thể đủ nghe. Giáo viên cần bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra sinh hoạt dưới cờ. Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự.
1.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động giáo chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
Để tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy kiểm tra, đánh giá các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên trong chương trình giáo dục hiện hành.
Việc đánh giá kết quả giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống thông qua kết quả học tập có liên hệ thực tiễn của các môn học tích hợp, kết quả hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu của học sinh. Học sinh biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học trong bài học gắn thực tế, gần gũi với cuộc sống. Đánh giá hai mặt giáo dục của học sinh hàng năm.
Để đánh giá kết quả GD CT-TT cho HS, hàng năm Hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, xây dựng các lực lượng kiểm tra; tổ chức tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ; Tổng kết đánh giá, thông tin phản hồi tới người dạy và người học.
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT cho học sinh THPT
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ củahiệu trưởngtrường trung học phổ thông
Theo luật giáo dục (2005) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường THPT, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.Do vậy hiệu trưởng sẽ là chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT. Cụ thể, hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
2. Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường.
3. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
4. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
5. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
6. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
7. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
8. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
9. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
10. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT THPT
Mục tiêu của công tác quản lý hoạt động GDCT-TT cho HS chính là thực hiện có hiệu quả các mục tiêu GDCT-TT cho HS đã nêu ở trên, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường và cao nhất là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [5].
Công tác GDCT-TT phải giúp HS hiểu biết và nắm vững được các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy được vai trò tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, rèn luyện và ý thức chính trị-tư tưởng, góp phần đào tạo HS trở thành những người biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT THPT
1.4.3.1. Lập kế hoạch GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông
Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động và quyết định những gì cần làm để đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông là quá trình người hiệu trưởng nhà trường xác định mục tiêu GDCT-TT và quyết định những công việc trong công tác GDCT-TT để đạt được mục tiêu GDCT-TT đặt ra.
Nội dung công tác lập kế hoạch GDCT-TT cho học sinh của hiệu trưởng trường trung học phổ thông bao gồm các công việc:
- Xác định mục tiêu GDCT-TT. Mục tiêu GDCT-TT mang tính định hướng cho công tác GDCT-TT trong nhà trường. Khi thiết lập mục tiêu GDCT-
TT cần đảm bảo thể hiện tất các chủ trương, chính sách GDCT-TT của nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo để từ đó hình thành các phẩm chất chính trị, tư tưởng cho học sinh trung học phổ thông.
- Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác GDCT-TT cho học sinh. Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo [32], [33], [7] cùng với các cơ quan chức năng có liên quan đến GDCT-TT cho học sinh.
- Đánh giá thực trạng công tác GDCT-TT hiện nay. Đây là công việc quan trọng trong lộ trình GDCT-TT cho học sinh để kế hoạch đó sát với thực tiễn và phù hợp với học sinh, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức... Việc đánh giá thực tiễn đặc biệt là mặt yếu và hạn chế sẽ là cơ sở khoa học để đảm bảo kế hoạch khi thực hiện sẽ khắc phục được những tồn tại cần thiết trong công tác GDCT-TT, tận dụng được các cơ hội, thời cơ tạo nên sức mạnh, điều kiện tốt nhất cho công tác GDCT-TT.
- Xác định các nội dung GDCT-TT cho học sinh trong nhà trường. Kế hoạch GDCT-TT có hiệu quả đến đâu tùy thuộc vào nhiều vấn đề trong đó có một vấn đề cơ bản là xác định đúng các nội dung GDCT-TT cho học sinh trong nhà trường. Việc xác định rõ các nội dung GDCT-TT cho học sinh với các nội dung cần thiết, lâu dài và cụ thể sẽ làm cho bảng GDCT-TT vừa đảm bảo toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời giải quyết.
- Lập kế hoạch thực hiện các nội dung GDCT-TT. Việc thực hiện nội dung giáo dục được tổ chức bằng nhiều con đường khác nhau, nhà quản lý phải có kế hoạch GDCT-TT thông qua tổ chức hoạt động dạy học, thông qua sinh hoạt tập thể, thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn.
- Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch GDCT-TT: Biện pháp về tổ chức hành chính; biện pháp về tâm lý giáo dục, biện pháp về kinh tế để tiến hành GDCT-TT cho học sinh.
- Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cho việc GDCT-TT. Khi lập kế hoạch chiến lược hay kế hoạch cụ thể GDCT-TT cho học sinh phải
dự kiến được tất cả các yếu tố vật chất phục vụ cho công tác GDCT-TT để kế hoạch đó có thể thực hiện tốt.
1.4.3.2. Tổ chức bộ máy GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông
Tổ chức GDCT-TT cho học sinh của hiệu trưởng là quá trình xác định các thành phần tham gia, xác định mối quan hệ giữa các thành phần tham gia,