8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh
Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức đề ra góp phần hình thành phát triển nhân cách người học một cách toàn diện.
- Chủ thể quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là Hiệu trưởng Nhà trường, các tổ chức: Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam của trường, tổ chuyên môn, giáo viên, các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường.
đức chohọcsinh gồm: + Mục tiêu giáo dục. + Nội dung giáo dục.
+ Phương pháp hình thức, tổ chức giáo dục. + Hoạt động của giáo viên.
+ Hoạt động củahọc sinh.
- Đối tượng quản lý giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh ở trường THPT bao gồm:
+ Mục đích của công tác giáo dục chính trịtư tưởng, đạo đức cho học sinh. + Phương pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Các lực lượng tham gia giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh. + Các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh.
+ Hoạt động của học sinh.
+ Kết quả của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức giữa các thành tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu hoạt động này cần phải khai thác các mối quan hệ đó.
- Chương trình giáo dục chính trịtư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Cán bộ, giáo viên tham gia công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
+ Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chính trịtư tưởng, đạođức cho học sinh.
+ Học sinh và tập thể học sinh trong các hoạt động học tập, rèn luyện. + Kết quả quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS.
+ Khách thể quản lý là các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
1.2.5.1. Đổi mới
Theo Từ điển Tiếng Việt: "Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt
hơn, tiến bộ hơn sơ với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển" [49].
Đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, mà là cải cách cái cũ, cái lỗi thời, thay vào đó là kế thừa cái tốt và thêm cái mới phù hợp hơn với sự phát triển.
Như vậy, ta có thể hiểu đổi mới là thay đổi, kế thừa những cái cũ và tiếp thu những cái mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong sự phát triển.
1.2.5.2. Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh
Đổi mới hoạt động DGCT-TT cho học sinh là một trong những vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới hoạt động DGCT-TT thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp giáo dục cũ bằng một loạt các phương pháp giáo dụcmới. Về bản chất, đổi mới hoạt động DGCT-TT là đổi mới cách tiến hành các hoạt động giáo dục, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai hoạt động giáo dục trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cũ và vận dụng linh hoạt một số hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới hoạt động DGCT-TT là làm thế nào để cho học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, hứng thú và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
Đổi mới hoạt động DGCT-TT theo hướng tiếp cận hệ thống quá trình dạy học phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá hoạt động hoạt động DGCT-TT. Đổi mới hoạt động DGCT-TT theo định hướng của mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, về bản chất là đổi mới cách thức tổ chức hoạt động DGCT-
TT phát huy "tính tích cực, chủ động, sáng tạo" của người học. Đổi mới sao cho người học trở thành chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạt động hoạt động DGCT-TT.