8. Cấu trúc luận văn
1.3. Một số vấn đề lý luận về giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh
học phổ thông
1.3.1.Đặc điểm học sinh trung học phổ thông
* Đặc điểm cơ bản về sự phát triển thể chất
Học sinh THPT là thời kỳ đầu của tuổi đầu thanh niên. Đây là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển, tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp... của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Đa số các em có cơ thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn.
* Đặc điểm cơ bản về sự phát triển tâm lý
- Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ: Ở học sinh trung học phổ thông, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.
Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Tuy vậy quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định. Ở tuổi thanh niên học sinh, ghi nhớ có chủ định giữ vaitrò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng. Ghi nhớ ý nghĩa ngày một rõ rệt.
Do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập
sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học ở trường. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển... Những đặc điểm đó tạo điều kiện lớn cho học sinh thực hiện các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm bắt được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và trong xã hội... Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.
Tuy vậy, hiện nay số học sinh trung học phổ thông đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính...Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.
* Những đặc điểm nhân cách chủ yếu
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT. Quá trình này rất phong phú và phức tạp nhưng vẫn có một số đặc điểm cơ bản:
Ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể của mình một cách hoàn toàn mới và đến tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngoài của mình như vậy. Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn.
Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THPT là một quá trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau. Quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng: Học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.
Đặc điểm quan trọng trong sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT là, sự tự ý thức của các em xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em
học sinh mớilớn phải ý thức được đặc điểm nhân cách của mình.
Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại như thiếu niên, mà còn nhận thức vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai.
Học sinh THPT có thể hiểu rõ mình ở những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ, các em có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách. Học sinh THPT không chỉ đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, mà còn biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình.
Chúng ta phải thừa nhận là học sinh THPT có thể có sai lầm khi tự đánh giá. Nhưng vấn đề cơ bản là, việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích. Do vậy, khi sự tự đánh giá đã được suy nghĩ thận trọng, thì dù có sai lầm, thì chúng ta cũng phải có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu, không được chế diễu ý kiến tự đánh giá của họ. Cần phải giúp đỡ các em học sinh một cách khéo léo để họ hình thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình [14, tr.73].
Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó được thể hiện rõ trong tình bạn của em. Ở học sinh THPT nhu cầu về tình bạn tâm tình được tăng lên rõ rệt. Tình bạn sâu sắc đã bắt đầu từ tuổi các em, nhưng sang tuổi này tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn nhiều.
1.3.2. Ý nghĩa của việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
* Trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho học sinh
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm của một chủ thể (một người hoặc một tập đoàn người, một giai cấp hay toàn xã hội) về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
với thế giới và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Giáo dục chính trị, tư tưởng giúp HS hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học biện chứng.
Thông qua việc giáo dục chính trị, tư tưởng, hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho HS là xây dựng cho các em lý tưởng trong học tập, sinh hoạt và rèn luyện, không chịu cúi đầu trước những khó khăn thử thách, mà phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, luôn có cách nhìn biện chứng, đúng đắn giữa các sự vật, hiện tượng giữa các vấn đề. Trong học tập luôn làm chủ kiến thức, luôn nhận thức rằng mình là chủ thể của mọi hoạt động để từ đó đề ra kế hoạch cho bản thân.
Khi được trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, HS sẽ xác định được thái độ, cách nhìn về cuộc sống và cách thức hoạt động, học tập cho tương lai hợp với thời đại mới, hướng các em hành động theo hướng tích cực góp phần vào sự tiến bộ xã hội. Qua đó thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện bản thân, tạo nên niềm tin, bồi đắp lý tưởng và định hướng cho hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của học sinh trong quá trình học tập ở trường THPT và cả trong cuộc sống sau khi ra trường.
* Góp phần giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường, văn hóa công dân
Giáo dục THPT là thời kỳ giáo dục trong đó học sinh được dẫn dắt để trở thành những người lớn vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình, tập thể và bản thân mình.
Theo Luật giáo dục 2005: “Giáo dục Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Bởi thế, việc giáo dục chính trị, tư tưởng còn góp phần xây dựng đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường, văn hóa công dân.
biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan khoa học mà còn giúp các em định hình và phát triển được về nhân cách, nâng cao trách nhiệm công dân của học sinh, xác định vị trí của bản thân với tư cách là chủ thể của sự phát triển cá nhân, xã hội và tự nhiên. Chính trên cơ sở đó, học sinh hình thành được những quan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, niềm tin và hành vi tốt đẹp của con người.
Học sinh hôm nay sẽ là những công dân tương lai, là chủ nhân xây dựng và bảo vệ đất nước, họ cần được giáo dục chính trị tư tưởng để có ý thức công dân, có nhân cách tốt để trở thành những công dân gương mẫu có ích cho tổ quốc mình.
* Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội
Dù ở giai đoạn nào, thời điểm nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội cũng không thể đào tạo những người lao động mới phát triển toàn diện khi chỉ chú ý tới việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác. Chính vì vậy, nhà trường phổ thông phải có chương trình, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam, phù hợp với thời đại. Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là nội dung cơ bản trong giáo dục chính trị tư tưởng cho hoc sinh THPT.
Giáo dục chính trị, tư tưởng giúp cho học sinh biết được quyền và nghĩa vụ của mình, biết tìm cách “tự kiểm soát mình để không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội”, biết tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, giúp các em hình thành được năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội. Các em tự giác, chủ động tích cực tham gia các phong trào như: tự quản, tự phòng, tự bảo vệ; an toàn trường học, xây dựng nhà trường trong sạch, không có tệ
nạn xã hội.
Giáo dục chính trị, tư tưởng phải làm cho học sinh nhận thức rằng, mục tiêu, lý tưởng của Đảng là khoa học, là đúng đắn và chỉ có độc lập thực sự mới tạo điều kiện để xây dựng thành công CNXH, và chỉ có xây dựng CNXH có kết quả thì mới đem lại độc lập bền vững cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Bác Hồ đã từng dạy rằng, nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập chẳng có ích gì. Như vậy, chỉ có độc lập dân tộc thôi thì chưa đủ mà phải phần đấu để xây dựng thành công CNXH. Thật vậy, dân có giàu thì nước mới mạnh; nước càng mạnh thì tạo điều kiện để nhân dân có cuộc sống ấm no, và tự do, hạnh phúc chỉ thực sự có được trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhằm thực hiện mục tiêu đó tức là mỗi học sinh phải tích cực tham gia vào hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cụ thể là, với khả năng và điều kiện của mỗi người cần ra sức phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội; tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam; góp phần tích cực vào phong trào vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
1.3.3.Mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
Hoạt động GDCT-TT cho học sinh nhằm góp phần đắc lực vào việc xây dựng con người mới XHCN, cụ thể là các mục tiêu sau:
- Bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho học sinh THPT;
- Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh THPT.
- Thỏa mãn các nhu cầu tinh thần ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho học sinh THPT.
tạc bản chất cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác -Lênin;
1.3.4.Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT
Trong văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ và các nghị quyết của Trung ương liên quan đến công tác GDCT-TT và công tác thanh niên cho phép tác giả khái quát các nội dung cơ bản của GDCT-TT cho thanh niên, học sinh là:
Giáo dục truyền thống dân tộc, trong đó, tập trung giáo dục truyền thống yêu nước chân chính cho thế hệ trẻ, nhất là đối với học sinh THPT. Việc giáo dục tinh thần yêu nước phải tiến hành với những biện pháp khoa học, có hiệu quả. Về điều này, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý… Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước” [21].
Giáo dục lý tưởng cách mạng (thông qua việc học tập các môn lý luận chính trị, các hội thi tìm hiểu về lịch sử, quê hương, đất nước…) giúp học sinh THPT hiểu đúng về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; từ đó có niềm tin tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước, vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Đồng thời, nhận diện và đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch. Để khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng trong một bộ phận học sinh THPT hiện nay, cần nhận thức rõ tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X), đó là: “ Nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh sinh viên…, tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... ”[12].
mực về phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; học sinh THPT luôn