Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn (Trang 58 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố khách quan

Công tác quản lý, chỉ đạo của cấp ủy đóng vai trò then chốt, là nhân tố đảm bảo sự thành công của công tác GDCT-TT. Công tác này góp phần tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn hệ thống, trong đó có các nhàtrường; định hướng phát triển của hoạt động giáo dục trên cơ sở mục tiêu chung, hướng sự nỗ lực của mọi người vào mục tiêu đó; tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong quá trình giáo dục; tạo động lực cho mọi cá nhân, tạo môi trường và điều kiện bảo đảm phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.

* Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước

Sự đổi mới đường lối kinh tế - xã hội là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của xã hội ở nước ta đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Khi điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển thì hoạt động GDCT-TT càng được quan tâm phát triển, cả về mặt tinh thần và tài chính.

Những tác động của mặt trái cơ chế thị trường (vấn đề lợi ích cá nhân, vấn đề sa sút về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cao đẹp của Đảng, của dân tộc..) làm cho một bộ phận tri thức trẻ băn khoăn, dao động về thế giới quan, suy giảm niềm tin vào CNXH, sống buông thả, thờ ơ với cộng đồng, xã hội.Điều này càng

đòi hỏi mạnh mẽ trong công tác đổi mới hoạt động GDCT-TT.

Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới, tích cực, thì sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng bất lợi đến tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức, lối sống của một bộ phận HS.

Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tận dụng tối đa các cơ hội thuận lợi do hội nhập quốc tế mang lại để phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác GDCT-TT cho thanh niên, HS trong giai đoạn hiện nay.

* Yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật chất của nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác GDCT-TT cho HS vì nó tạo nên cảnh quan sư phạm, cung cấp các phương tiện cho các hoạt động học tập, rèn luyện của HS; tạo các điều kiện cần thiết để HS có thể thực hiện được những hành vi cần được giáo dục theo mục tiêu của nhà trường. Thực tế cho thấy, ở những trường được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất thì công tác GDCT-TT đạt được hiệu quả cao, các hoạt động sinh hoạt CT-TT thu hút được đông đảo HS tham gia.

Kết luận Chương 1

Giáo dục chính trị, tư tưởng là quá trình truyền bá và tiếp thu những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân.

Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng là sự tác động có mục đích, có hệ thống với các hình thức, biện pháp khác nhau của một chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức, kiến thức, kỹ năng, tình cảm, của khách thể về hệ tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện, tập hợp, tổ chức giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mục tiêu đã đề ra.

Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giáo viên, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức đề ra góp phần hình thành phát triển nhân cách người học một cách toàn diện.

Các con đường giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT bao gồm (1) Thông qua giảng dạy các môn học; (2) Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể; (3) Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn; (4) Thông qua sinh hoạt dưới cờ.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT bao gồm (1) Lập kế hoạch GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông ; (2) Tổ chức bộ máy GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông; (3) Chỉ đạo, điều khiển hoạt động giáo dục GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông; (4) Kiểm tra hoạt động GDCT-TT cho học sinh trung học phổ thông.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐỔI MỚIHOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯỞNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)