8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa và mục tiêu của
Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT, chúng tôi xây dựng câu hỏi câu hỏi số 1 và số 2 phụ lục 1.
2.3.1.1. Nhận thức về ý nghĩa của GDCT-TT cho học sinh THPT
Bảng 2.1. Thực trạngnhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của GDCT-TT cho học sinh THPT
Stt Ý nghĩa Mức độ ĐTB Rất quan trọng Quan trọng thườngBình Không quan trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 Trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho học sinh 15 50 13 43.3 2 6.7 0 0 3.43 2 Góp phần giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường, văn hóa công dân
10 33.3 14 46.7 6 20 0 0 3.13 3 Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội 14 46.7 13 43.3 3 10 0 0 3.37
Qua bảng số liệu 2.1. có thể thấy kết quả đánh giá ý nghĩa của GDCT-TT cho học sinh ở mức rất quan trọng và quan trọng. Điều này bước đầu thể hiện được CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này.
Ý nghĩa được đánh giá cao nhất là “Trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho học sinh” ĐTB: 3,43 (rất quan trọng). Chúng tôi kết hợp với phỏng vấn một số CBQL, GV thì được biết: GDCT-TT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh THPT, bởi có sẽ giúp cho các em có nhận thức đúng, có thái độ đúng và hướng các em hành động theo hướng tích cực.
“Góp phần giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường, văn hóa công dân” ĐTB: 3,13 (quan trọng). Ý nghĩa này được đánh giá ở mức quan trọng bởi các CBQL, GV cho rằng: GDCT-TT góp một phần vào hình thành lối sống văn hóa cho học sinh THPT, ngoài ra còn phải
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác như: giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi văn hóa, giáo dục lối sống. Theo chúng tôi, thực hiện nhiệm vụ GDCT-TT cho học sinh có ý nghĩa xa hơn là góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, cho nên CBQL, GV cần nhận thức một cách sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa của nhiệm vụ giáo dục này trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường, cần thấy được tính hệ thống trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.
2.3.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của mục tiêu GDCT-TT cho học sinh THPT
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của GDCT- TT cho học sinh THPT
Stt Mục tiêu
Mức độ
ĐTB Rất quan
trọng Quan trọng thườngBình q.Không trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1
Bồi dưỡng cho HS lý
tưởng cộng sản chủ
nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho học sinh THPT; 16 53.3 14 46.7 0 0 0 0 3.53 2 Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh THPT. 14 46.7 16 53.3 0 0 0 0 3.47 3
Thỏa mãn các nhu cầu tinh thần ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho HS THPT. 7 23.3 7 23.3 14 47 2 0.067 2.63 4 HS nhận diện được và đấu tranh chống những
quan điểm sai trái, thù
địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính cách
mạng và khoa học của hệ
tư tưởng Mác -Lênin;
ĐTB 3.13
Kết quả ở bảng 2.2. cho thấy CBQL, GV đánh giá chung các mục tiêu trên ở mức độ Quan trọng với ĐTB là 3,13. Tuy nhiên, đánh giá mức độ của từng mục tiêu lại có sự khác nhau.
Mục tiêu “Bồi dưỡng cho HS lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho học sinh THPT” ĐTB 3,53 và “Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh THPT” ĐTB: 3,47 được đánh giá ở mức rất quan trọng. Điều này có sự thống nhất với nhận thức về ý nghĩa của hoạt động GDCT-TT cho học sinh.
Mục tiêu “HS nhận diện được và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác -Lênin” ĐTB 2,87. Qua trao đổi với một số GV chúng tôi được biết, mục tiêu GDCT-TT này với học sinh THPT chỉ ở mức ban đầu học sinh nhận diện được thôi, còn để các em có thể có những biểu hiện cụ thể đấu tranh thì khó thực hiện.
“Thỏa mãn các nhu cầu tinh thần ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho học sinh THPT” ĐTB 2,63. Mục tiêu này được đánh giá ở mức thấp nhất. Nhưng theo chúng tôi, đây là mục tiêu xa nhất của GDCT-TT cho học sinh.