Phân tích khái quát báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tình hình tài chính công ty tnhh sản xuất thương mại vạn thành hưng yên (Trang 56 - 65)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp nhằm cung cấp thông tin về dòng tiền lưu chuyển ở một tổ chức trong một kỳ kinh doanh nhất định. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà quản lý biết số tiền có trong tay để ra quyết định kinh doanh phù hợp, nhà cho vay cũng biết được tình hình tiền tệ của đơn vị xin vay để đánh giá khả năng vay của đơn vị đó. Sau đây ta sẽ đi phân tích khái quát sự biến động của dòng tiền thuần trong kỳ.

Bảng 2.15. Phân tích biến động theo thời gian của dòng tiền thuần trong kỳ

Đơn vị : VNĐ

(Nguồn :Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Theo bảng trên ta có:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Năm 2013 lượng tiền trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể. cho thấy công ty đã tạo được lượng tiền để đáp ứng cho hoạt động của công ty.

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư của công ty chiếm phần nhỏ và năm 2013 lượng tiền này của công ty có quy mô không đáng kể cho thấy công ty ít đầu tư vào hoạt động mua sắm xây dựng TSCĐ.

-Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: năm 2011 công ty có lượng tiền trong lưu chuyển từ hoạt dộng tài chính bằng 0, năm 2012 công ty có lượng liền trong lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính là 233,875,144 đồng .Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa trả được nhiều nợ khi vay. Đến năm 2013 thì lượng liền này lại bằng 0. Cho thấy doanh nghiệp đang phát triển và đã trã được nhiều nợ vay hơn. Công ty cần tính toán sao cho lượng tiền này được đầu tư vào các dự án tốt, khả năng giải ngân tốt.

2.2.3. Phân tích hiệu quả tài chính

2.2.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi

Các tỷ số lợi nhuận thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty. Đây là những tỷ số quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong phân tích khả năng sinh lợi của công ty, ta sẽ đi phân tích từng tỷ số thể hiện sức sinh lời của Tổng công ty trong ba năm 2011,2012 và 2013.

Phân tích lợi nhận biên, ROS (Return on sales)

Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu, nó được tính toán bằng cách chia lãi ròng NI của cổ đông đại chúng cho doanh thu.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tỷ lệ % 12/11 13/12 12/11 13/12 Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động kinh doanh

2,304,759,69

1 -4,372,488,067 297,883,224 -6,677,247,758 4,670,371,291 -3 -106.81 Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động đầu tư 15,037,107 10,767,811 5,440,838 -4,269,296 -5,326,973 -0.28 -49.47 Lưu chuyển tiền thuần từ

hoạt động tài chính 0 233,875,144 0 233,875,144 -233,875,144 -100.00 Lưu chuyển tiền thuần trong

kỳ

2,319,796,79

Bảng 2.16. Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

12/11 13/12 1 Lợi nhuận sau thuế (NI) VNĐ -144,155,065 -53,052,346 14,970,797 91,102,719 68,023,143 2 Doanh thu thuần VNĐ 33,728,953,379 15,429,246,572 15,447,490,274 -18,299,706,807 18,243,702 3 ROS = ( 1 ) / ( 2 ) % -0.427 -0.344 0.097 0.083 0.441

( Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng trên ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận của công ty là thấp. Tỷ suất lợi nhuận có tăng qua 2 năm. Cụ thể năm 2011 là -0.427% năm 2012 là -0,344 %đến năm 2013 là 0,097%. Năm 2013 công ty đã có bước tiến đáng kể khi tỷ suất lợi nhuận của công ty dương nhưng còn thấp. Công ty cần phải cố gắng cải thiện tình hình này. Tỷ suất lợi nhuận thấp cho thấy thu nhập kế toán trước thuế thấp mà điều này có thể chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như chi phí sản xuất quá cao, chi phí lãi vay quá cao hoặc công ty không mạnh dạn sử dụng vốn vay và do đó không được khấu trừ thuế thuế do lãi vay. Để hiểu rõ hơn thực trạng của của công ty cần phân tích các chỉ số khác liên quan.

Sức sinh lợi cơ sở, BEP ( basic earning power )

Ngoài chủ sở hữu, các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp còn bao gồm: chủ nợ, nhà nước, cổ đông ưu đãi, người lao động và các chủ nguồn lực khác. Chỉ số ROS không phản ảnh rõ rệt quyền lợi của các chủ thể này vì vậy trong phân tích tài chính người ta sử dụng thêm sức sinh lợi cơ sở hay còn gọi là doanh lợi trước thuế trên tài sản. Chỉ số này được xác định như là tỷ số giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) và tổng tài sản bình quân. Chỉ số này cho biết trong 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội. Sau đây ta đi phân tích sức sinh lợi cơ sở của công ty Vạn Thành Hưng Yên.

Bảng 2.17. Bảng phân tích sức sinh lợi cơ sở

S T T

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 12/11 13/12 1 Lợi nhuận gộp VNĐ 1,828,539,825 1,858,190,723 1,945,681,896 29,650,898 87,491,173 2 Tổng TS đầu Kỳ VNĐ 30,351,228,356 32,984,954,520 34,236,130,206 2,633,726,164 1,251,175,686 3 Tổng TS cuối kỳ VNĐ 32,984,954,520 34,236,130,206 36,489,088,122 1,251,175,686 2,252,957,916 4 Tổng TS bình quân VNĐ 31,668,091,438 33,610,542,363 35362609164 1,942,450,925 1,752,066,801 5 BEP = ( 1 ) / ( 4 ) % 5.77 5.53 5.50 -0.24 -0.03

( Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng trên ta thấy: Sức sinh lợi cơ sở năm 2012 có giảm so với năm 2011 là 0.24%, sức sinh lợi cơ sở năm 2013 so với năm 2012 giảm nhẹ là 0,03%. Tức là trong 100 đồng vốn đầu tư vào công ty tạo được 5.77 đồng lãi cho toàn xã hội, trong100 đồng vốn đầu tư vào công ty tạo được 5,53 đồng lãi cho toàn xã hội; năm 2013 là 5,50%. Sức sinh lợi trong ba năm giảm dần cho thấy nguyên nhân có thể là do các năm 2012 và năm 2013 công tác quản lý chi phí sản xuất, quản lý tài sản ngắn hạn hoặc quản lý tài sản cố định chưa được tốt.

Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA ( Return on assets )

ROA được tính toán bằng cách chia lợi nhuận sau thuế NI cho tổng tài sản bình quân, vì vậy đây có thể coi là một phần của BEP. ROA cho biết trong 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho vốn chủ sở hữu. Sau đây, ta đi phân tích ROA của công ty Vạn Thành Hưng Yên.

Bảng 2.18. Bảng phân tích tỷ suất thu hồi tài sản

STT

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 12/11 13/12

1

Lợi nhuận sau thuế

( NI) VNĐ -144,155,065 -53,052,346 14,970,797 91,102,719 68,023,143 2 Tổng TS đầu Kỳ VNĐ 30,351,228,356 32,984,954,520 34,236,130,206 2,633,726,164 1,251,175,686 3 Tổng TS cuối kỳ VNĐ 32,984,954,520 34,236,130,206 36,489,088,122 1,251,175,686 2,252,957,916 4 Tổng TS bình quân VNĐ 31,668,091,438 33,610,542,363 35,362,609,164 1,942,450,925 1,752,066,801 5 ROA = ( 1 ) / ( 4 ) % -0.455 -0.158 0.042 0.297 0.200

Qua bảng phân tích trên ta có nhận xét năm 2011 ROA của công ty là -0.455% có nghĩa là chủ sở hữu không tạo được đồng lợi nhuận nào trong 100 đồng vốn đầu tư mà còn phải bỏ ra thêm 0,455 đồng. Đến năm 2012 chỉ số này đã tăng lên thêm 0,297 thành -0.158 nhưng vẫn chưa có lợi nhuận, đến năm 2013 chỉ số này tăng so với năm 2012 là 0.2 thành 0.042 tức là trong 5.5 đồng lãi công ty tạo ra cho xã hội thì có lãi của chủ sở hữu là 0,042 đồng. Như vậy năm 2013 ROA của công ty tăng 0,2% nhưng BEP lại giảm 0,03%, mà ROA có thể coi là một phần của BEP. Điều này cho thấy năm 2013 công tác tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty chưa tốt, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí sản xuất khi mà chi phí bán hàng tăng. Nhưng chính sách tài trợ của doanh nghiệp năm 2013 thì có hiệu quả cao hơn so với năm 2012 và năm 2011, chính điều này làm cho ROA năm 2013 tăng so với năm 2012, và năm 2011.

Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE ( return on equity )

Là tỷ số giữa Lợi nhuận thuần và vốn chủ sở hữu bình quân được gọi là tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết 100 đồng vốn đầu tư vào vốn chủ sở hữu tại công ty có thể góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chính chủ sở hữu. Vì vậy đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất với vốn chủ sở hữu. Sau đây ta đi phân tích ROE của công ty.

Bảng 2.19. Bảng phân tích tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu

STT

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 12/11 13/12

1

Lợi nhuận sau thuế (

NI) VNĐ -144,155,065 -53,052,346 14,970,797 91,102,719 68,023,143 2 VCSH đầu Kỳ VNĐ 180,312,080 36,157,015 216,979,813 -144,155,065 180,822,798 3 VCSH cuối kỳ VNĐ 36,157,015 216,979,813 238,622,592 180,822,798 21,642,779 4 VCSH bình quân= ( (2) + (3) ) / 2 VNĐ 108,234,548 126,568,414 227,801,202 18,333,866 101,232,789 5 ROE = ( 1 ) / ( 4 ) % -133.19 -41.92 6.57 91.27 48.49

(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng ta thấy:

ROE của công ty tăng từ -133.19% năm 2011 lên -41,92% năm 2012 thành 6,57% năm 2013. Năm 2013 cứ 100 đồng vốn đầu tư vào vỗn chủ sở hữu của công ty thì tạo ra được 6,57 đồng cho chính chủ sở hữu. Như vậy việc sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2013 tốt hơn.

2.2.3.2. Phân tích khả năng quản lý tài sản

Phân tích khả năng quản lý tài sản cho biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng hiệu quả tài sản của mình, tức là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng và sức sản xuất của tài sản trong một năm, nói cách khác các chỉ số khả năng quản lý tài sản trả lời cho câu hỏi: một đồng tài sản của doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Sau đây ta đi phân tích các chỉ số khả năng quản lý tài sản của công ty.

Vòng quay hàng tồn kho

Muốn biết hiệu quả của hoạt động quản lý hàng tồn kho, ta đi phân tích thông số vòng quay hàng tồn kho của công ty.

Bảng 2.20. Vòng quay hàng tồn kho

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng trên ta có nhận xét: Vòng quay hàng tồn kho năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,12 lần, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 1.34 lần, cụ thể năm 2011 là 2.28 năm 2012 là 0,94 lần còn năm 2013 là 0,83 lần, chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho năm 2013, 2012 kém hơn năm 2011.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty tăng lên nhiều từ 160.1 ngày trong năm 2011 lên 387,8 ngày trong năm 2012 đến 2013 là 441,9 ngày. Điều này là không tốt cho công ty. Nó cho thấy công tác quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng của công ty chưa tốt. Công ty cần thực hiện các biện pháp để khắc phục.

Kỳ thu nợ bán chịu ( Average Collection Period )

Chỉ số này được xác định bằng cách lấy khoản phải thu (KPT) bình quân chia cho doanh thu và sau đó nhân với 360 ngày. Chỉ số này phản ánh mức độ bán chịu

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 12/11 13/12

1 Doanh thu thuần VNĐ 33,735,498,571 15,429,246,572 15,447,490,274 -18,306,251,999 18,243,702 2 HTK đầu Kỳ VNĐ 14,429,228,150 15,155,178,395 17,627,559,867 725,950,245 2,472,381,472 3 HTK cuối kỳ VNĐ 15,155,178,395 17,627,559,867 19,775,875,577 2,472,381,472 2,148,315,710 4 HTK bình quân VNĐ 14,792,203,273 16,391,369,131 18,701,717,722 1,599,165,858 2,310,348,591 5 Vòng quay HTK = (1) / (4) Lần 2.28 0.94 0.83 -1.34 -0.12 6 Kỳ luân chuyển HTK = 365 / (5) Ngày 160.1 387.8 441.9 227.7 54.1

của doanh nghiệp, về bản chất đây chính là phần doanh thu chưa được thu hồi tính theo ngày. Sau đây ta đi phân tích chỉ số kỳ thu nợ bán chiu.

Bảng 2.21. Bảng tính kỳ thu nợ bán chịu

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 12/11 13/12

1

Doanh thu thuần VNĐ 33,735,498,571 15,429,246,572 15,447,490,274 -18,306,251,999 18,243,702

2 KPTđầu Kỳ VNĐ 5,911,926,451 5,640,500,140 8,495,841,483 -271,426,311 2,855,341,343 3 KPTcuối kỳ VNĐ 5,640,500,140 8,495,841,483 8,264,127,977 2,855,341,343 -231,713,506 4 KPT bình quân VNĐ 5,776,213,296 7,068,170,812 8,379,984,730 1,291,957,516 1,311,813,919 5 Kỳ thu nợ bán chịu = (4)*360 /(1) Ngày 61.6 164.9 195.3 103.3 30.4

(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng trên ta thấy kỳ thu nợ năm 2012 so với năm 2011 tăng 103.3 ngày, năm 2013 so với năm 2012 tăng 30,4 ngày, cụ thể năm 2012 là 164,9 ngày thì năm 2013 là 195,3 ngày. Đây là dấu hiệu chưa được tốt trong công tác quản lý thu hồi nợ của công ty, năm sau nợ nhiều hơn năm trước, mà tăng nhiều. Điều này cho thấy công tác quản lý bán hàng của công ty có nhiều bất cập. Cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng quá lâu, gây tổn thất không nhỏ cho công ty. Công ty phải có chính sách thu hồi vốn hợp lý.

Vòng quay tài sản ngắn hạn, VQTSNH ( current asset turnover )

Chỉ số này được xác định bằng cách chia doanh thu cho tài sản ngắn hạn bình quân. Vì tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho nên đối với các doanh nghiệp chỉ số tài chính này có một tầm quan trọng đặc biệt: vì nó phản ánh hầu như trọn vẹn tất cả các mặt quản lý tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Sau đây ta đi phân tích chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty.

Bảng 2.22 : Bảng chỉ số vòng quy tài sản ngắn hạn

(Nguồn :Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng phân tích trên ta thấy vòng quay TSNH năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,8 vòng, cụ thể năm 2011 là 1.38 vòng, năm 2012 là 0,58 vòng, làm lợi nhuận của công ty giảm do doanh thu thuần giảm còn tài sản ngắn hạn bình quân lại tăng. Vòng quay TSNH năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0.04 vòng. Điều này là không tốt, chứng tỏ TSNH năm 2013 được quản lý không tốt bằng năm 2012, làm lợi nhuận của công ty bị giảm đi. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần là 0,12 % chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân là 6,58%. Phân tích thấy doanh thu thuần tăng là một dấu hiệu tốt, vậy nguyên nhân chủ yếu làm cho vòng quay tài sản giảm ta ần phải xét tài sản ngắn hạn bình quân. Trong TSNH bình quân ta thấy lượng tiền nhàn rỗi nhiều là một trong những nguyên nhân làm cho vòng quay TSNH giảm. Công ty phải xem xét lại xem việc dự trữ tiền mặt thế nào cho hiệu quả nhất. Tiếp theo là lượng hàng tồn kho của công ty quá cao và năm 2013 còn tăng lên cũng ảnh hưởng tới vòng quay TSNH.

Vậy một lần nữa khẳng định vấn đề tài chính của công ty là công tác quản lý hàng tồn kho. Công ty cần xem xét lại chính sách dự trữ tiền mặt của mình, năm 2013 lượng tiền mặt tăng lên so với năm 2012, việc giữ qua nhiều lượng tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời, không được tận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Tỷ lệ % 12/11 13/12 12/11 13/12 1 Doanh thu thuần VNĐ 33,735,498,571 15,429,246,572 15,447,490,274 -18,306,251,999 18,243,702 -54.26 0.12 2 TSNH đầu kỳ VNĐ 23,208,819,480 25,842,545,644 27,093,721,330 2,633,726,164 1,251,175,686 11.35 4.84 3 TSNH cuối kỳ VNĐ 25,842,545,644 27,093,721,330 29,327,739,246 1,251,175,686 2,234,017,916 4.84 8.25 4 TSNH bình quân VNĐ 24,525,682,562 26,468,133,487 28,210,730,288 1,942,450,925 1,742,596,801 7.92 6.58 5 Vòng quay TSNH = (1) / (4) vòng 1.38 0.58 0.55 -0.80 -0.04 -57.97 -6.07

Vòng quay tài sản cố định, VQTSCĐ ( Fixed asset turnover )

Vòng quay tài sản cố định là tỷ số giữa doanh thu và tài sản cố định bình quân. Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả của việc doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định của mình. Vòng quay tài sản cố định cao chứng tỏ tài sản cố định chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. VQTSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, đồng thời VQTSCĐ cao là điều kiện quan trọng để sử dụng tài sản ngắn hạn tốt. VQTSCĐ thấp là do nhiều tài sản cố định không hoạt động, chất lượng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất. Sau đây ta sẽ đi nghiên cứu vòng quay tài sản cố định của công ty.

Bảng 2.23. Bảng phân tích vòng quay tài sản cố định

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tình hình tài chính công ty tnhh sản xuất thương mại vạn thành hưng yên (Trang 56 - 65)