Theo phương pháp Dupont Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) được phân tích như sau:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
X
Tổng tài sản bình quân
Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
= ROA X
Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
Từ phân tích trên ta thấy tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) phụ thuộc vào ba giá trị là tỷ suất thu hồi tài sản (ROA), tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân. Từ kết quả đã tính trong phần phân tích hiệu quả tài chính ta có bảng tính ROE theo đẳng thức Dupont thứ hai như sau:
Bảng 2.31. Bảng phân tích ROE theo đẳng thức Dupont thứ hai
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 12/11 13/12 1 ROA % -0.457 -0.158 0.042 0.299 0.200 2 TTS bình quân VNĐ 31,668,091,438 33,610,542,363 35,362,609,164 1,942,450,925 1,752,066,801 3 VCSH bình quân VNĐ 108,234,547.5 126,568,414 227,801,202 18,333,866.5 101,232,789 4 ROE % -133.71 -41.92 6.57 91.79 48.49
(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) phụ thuộc và tỷ lệ thuận với Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) và giá trị Tổng tài sản bình quân. Đồng thời ROE cũng phụ thuộc và tỷ lệ nghịch với giá trị vốn chủ sở hữu bình quân. Từ số liệu trên bảng ta có thể thấy là ROA năm 2012 tăng 0,2995 so với năm 2011, tổng tài sản bình quân tăng trên 1,9 tỷ đồng làm cho ROE tăng 91,7%.
Năm 2013 tăng 0,2% so với năm 2012, tổng tài sản bình quân tăng trên 1.7 tỷ đồng, đồng thời vốn chủ sở hữu bình quân tăng nhẹ , điều này làm cho ROE tăng 48,49%.
Qua đẳng thức Dupont thứ hai ta thấy muốn làm tăng ROE thì có thể làm tăng cả ROA hoặc tỷ số giữa tổng tài sản bình quân và VCSH bình quân ( TTS / VCSH ).Muốn tăng ROA thì có thể làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất, muốn tăng TTS/VCSH thì cần tăng nợ và giảm VCSH.
Việc tăng tỷ số TTS/VCSH thì cần phải cân nhắc vì muốn tăng tỷ số này thì cần giảm VCSH và tăng nợ, mà việc tăng nợ của công ty hiện tại sẽ gặp phải rủi ro vì chỉ số nợ hiện tại năm 2013 là 0,993 lần, nếu tăng thêm thì khả năng thanh khoản của công ty sẽ càng giảm, rủi ro sẽ tăng.