Phân tích khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tình hình tài chính công ty tnhh sản xuất thương mại vạn thành hưng yên (Trang 65 - 68)

Khả năng thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển đổi thành tiền của nó, trong khi đó khả năng thanh khoản của một doanh nghiệp được hiểu là khả năng của nó trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, hay nói cách khác đây là khả năng doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ đến hạn. Để đánh giá khả năng thanh khoản người ta sử dụng một số chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh khoản sau.

Khả năng thanh toán hiện hành

Chỉ số này được tính toán bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho tổng nợ ngắn hạn, chỉ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn có thể được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Sau đây ta đi phân tích khả năng thanh toán hiện hành của công ty.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Tỷ lệ % 12/11 13/12 12/11 13/12 1 Doanh thu thuần VNĐ 33,728,953,379 15,429,246,572 15,447,490,274 -18,299,706,807 18,243,702 -54.26 0.12 2 Tổng tài sản đầu kỳ VNĐ 30,351,228,356 32,984,954,520 34,236,130,206 2,633,726,164 1,251,175,68 6 8.68 3.79 3 Tổng tài sản cuối kỳ VNĐ 32,984,954,520 34,236,130,206 36,489,088,122 1,251,175,686 2,252,957,91 6 3.79 6.58 4 Tổng tài sản bình quân VNĐ 31,668,091,438 33,610,542,363 35362609164 1,942,450,925 1,752,066,80 1 6.13 5.21 5 Vòng quay tổng TS = (1) / (4) vòng 1.07 0.46 0.44 -0.61 -0.02 -57.01 -4.34

Bảng 2.25. Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 12/11 13/12

1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 25,842,545,644 27,093,721,330 29,327,739,246 1,251,175,686 2,234,017,916 2 Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 32,948,797,505 34,019,150,393 36,250,465,530 1,251,175,686 2,231,315,137 3 Khả năng thanh toán

hiện hành= (1)/(2)

Lần

0.78 0.80 0.81 0.02 0.01

(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2012 so với năm 2011 thì chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng 0,02 lần, năm 2013 so với năm 2012 thì chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng 0,01 lần, cụ thể năm 2011 là 0.78 lần, năm 2012 là 0,80 lần, năm 2013 là 0,81 lần. Chỉ số khả năng thanh toán của công ty cả ba năm đều nhỏ hơn 1, tuy nhiên năm 2012, năm 2013 có tăng nhưng không nhiều. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty như thế là không an toàn. Cụ thể năm 2012 thì một đồng nợ ngắn hạn chỉ có thể được che chở bởi 0,8 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2013 thì một đồng nợ ngắn hạn cũng chỉ được che chở bởi 0,81 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý của công ty cần có một sự quan tâm đặc biệt. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành còn suy giảm mạnh hơn nếu khoản mục KPT trở thành nợ khó đòi, hàng tồn kho chủ yếu là vật tư và sản phẩm dở dang chưa thể chuyển thành tiền khi có nhu cầu chi tiêu đột suất. Vì thế công ty phải giải quyết tốt vấn đề tồn kho cùng khoản phải thu.

Khả năng thanh toán nhanh

Trong số những tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất, ngoài ra hàng tồn kho khi được sử dụng cho sản xuất và bán, chứ không phải để trả nợ, thì sẽ mang lại giá trị lớn hơn. Chính vì hai lý do đó mà người ta thường sử dụng một chỉ số khác có khả năng đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán hiện hành là khả năng thanh toán nhanh. Chỉ số này được tính toán bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho rồi chia cho nợ ngắn hạn.

Bảng 2.26. Bảng phân tích chỉ số khả năng thanh toán nhanh

STT

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 12/11 13/12 1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 25,842,545,644 27,093,721,330 29,327,739,246 1,251,175,686 2,234,017,916 2 Hàng tồn kho VNĐ 15,155,178,395 17,627,559,867 19,775,875,577 2,472,381,472 2,148,315,710 3 TSNH − hàng tồn kho VNĐ 10,687,367,249 9,466,161,463 9,551,863,669 -1,221,205,786 85,702,206 4 Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 32,948,797,505 34,019,150,393 36,250,465,530 1,070,352,888 2,231,315,137 5 Khả năng thanh toán nhanh = (3) / (4) Lần 0.32 0.28 0.26 -0.04 -0.02

(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua số liệu trên bảng ta thấy rằng chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,04 lần, năm 2013 so với năm 2012 là 0.02 lần. Cụ thể năm 2011 là 0.32 lần , năm 2012 là 0,28 lần, năm 2013 là 0.26 lần, xem xét với chỉ số khả năng thanh toán hiện hành thì chỉ số khả năng thanh toán hiện hành năm sau tăng so với năm trước. Như vậy chính lượng hàng tồn kho tăng chậm hơn tài sản ngắn hạn nên khả năng thanh toán nhanh giảm nhẹ.

Khả năng thanh toán tức thời

Trong nhiều trường hợp để đánh giá một cách chặt chẽ nhất khả năng thanh toán ngắn hạn người ta sử dụng chỉ số khả năng thanh toán tức thời, chỉ số này được tính toán bằng cách lấy vốn bằng tiền chia cho nợ ngắn hạn. Vì việc trả nợ phải được thực hiện trên cơ sở tiền tệ, nên đây là dấu hiệu tốt nhất để đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Sau đây ta sẽ đi phân tích chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty.

Bảng 2.27. Bảng phân tích chỉ số khả năng thanh toán tức thời

S T T

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Tỷ lệ % 12/11 13/12 12/11 13/12 1 Vốn bằng tiền VNĐ 4,998,612,973 870,767,861 1,156,091,923 -4,127,845,112 285,324,062 -82.58 32.77 2 Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 32,948,797,505 34,019,150,393 36,250,465,530 1,070,352,888 2,231,315,137 3.25 6.56 3 Khả năng thanh toán tức thời = (1) / (2) Lần 0.152 0.026 0.032 -0.126 0.006 -82.89 23.44

Qua những số liệu trên bảng ta thấy chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2012 giảm . Cụ thể năm 2011 là 0,152 lần, đến năm 2012 là còn có 0,026 lần, giảm 0,126 lần tương ứng với với mức giảm là 82.89%.Chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2013 tăng lên 0.006 lầm so với năm trước, tương ứng với mức tăng 23.44%. Năm 2012 chỉ số khả năng thanh toán tức thời là 0,026, tức là vốn bằng tiền duy trì được nghĩa vụ trả nợ trong vòng 9,36 ngày(0,026*360), sang năm 2013 thì chỉ số này là 0,032 tức duy trì được nghĩa vụ trả nợ trong vòng 11,52 ngày. Chỉ số này năm 2013 đã tăng lên được nhưng còn quá nhỏ. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng lên chủ yếu là do vốn bằng tiền đã tăng lên nhưng vẫn còn quá nhỏ so với tổng nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán tổng quát

Chỉ số này cho biết một đồng nợ của doanh nghiệp được che chở bởi bao nhiêu đồng tài sản các loại mà doanh nghiệp sở hữu. Sau đây ta đi phân tích chỉ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty

Bảng 2.28. Bảng chỉ số khả năng thanh toán tổng quát

ST

T Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Tỷ lệ % 12/11 13/12 12/11 13/12 1 Tổng tài sản VNĐ 32,984,954,520 34,236,130,206 36,489,088,122 1,251,175,686 2,252,957,916 3.79 6.58 2 Nợ phải trả VNĐ 32,948,954,520 34,019,150,393 36,250,465,530 1,070,195,873 2,231,315,137 3.25 6.56 3 Khả năng thanh toán tổng quát = (1) / (2) Lần 1.001 1.006 1.007 0.005 0.001 0.50 0.10

(Nguồn:Báo cáo tài chính công ty Vạn Thành Hưng Yên)

Qua bảng phân tích trên ta có nhận xét là năm 2012 so với năm 2011 thì khả năng thanh toán tổng quát của công ty đã tăng nhẹ từ 1,001 xuống 1,006 tăng 0,005 lần.năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0.001. Nguyên nhân do tổng tài sản và nợ phải trả tăng ngang nhau và tổng tài sản nhanh hơn ít nên khả năng thanh toán tổng quát mới tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp tình hình tài chính công ty tnhh sản xuất thương mại vạn thành hưng yên (Trang 65 - 68)