Lựa chọn phương tiện và bố trí phương tiện vào hành trình

Một phần của tài liệu Mạnh.12.7 (4) (Trang 28 - 32)

Lựa chọn sơ bộ phương tiện

Đây là bước kiểm tra đảm bảo sự phù hợp của phương tiện với các điều kiện khai thác cụ thể như điều kiện khí hậu, điều kiện hàng hóa, điều kiện đường sá, cự li vận chuyển...

- Lựa chọn theo điều kiện đường sá: Chọn xe theo điều kiện đường sá đảm bảo phương tiện hoạt động trên điều kiện cụ thể của đường như tải trọng tối đa cho phép lưu thông, giới hạn về chiều cao tĩnh,...

- Lựa chọn theo điều kiện hàng hóa:

hợp với loại hàng, chọn xe chuyên dụng để vận chuyển các loại hàng có yêu cầu đặc biệt.

+Căn cứ vào cự ly vận chuyển :Căn cứ này giúp việc chọn xe thích hợp hơn, đảm bảo độ tin cậy trong quá trình hoạt động (vận chuyển đường dài cần xe có tính vượt dã lớn nhưng vận chuyển trong thành phố lại cần xe có khả năng tăng tốc nhanh).

Lựa chọn sơ bộ mới tìm ra loại phương tiện có thể hoạt động được trong điều kiện khai thác cụ thể, chưa tính đến hiệu quả kinh tế. Vậy để đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cao và lựa chọn những xe phù hợp, đảm bảo với yêu cầu đặt ra của mỗi tuyến ta tiến hành lựa chọn chi tiết phương tiện.

Lựa chọn chi tiết phương tiện:

a. Lựa chọn container:

- Kiểm tra bên ngoài container: Quan sát và phát hiện các dấu vết cào xước, hư hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập....

- Kiểm tra bên trong container: Kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt.

- Kiểm tra cửa container: Tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và chốt đệm cửa...bảo đảm cửa đóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào.

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh container: Container phải được dọn vệ sinh tốt, khô ráo,không bị mùi hôi hay dây bẩn.

- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container: Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ hoặc trên biển chứng nhận an toàn.

b. Lựa chọn sơ mi rơ mooc

Theo mục đích và nhu cầu sử dụng người ta chia sơ mi rơ mooc thành những loại sau:

+ Sơ mi rơ mooc sàn và sơ mi rơ mooc xương: Đây là loại sơ mi rơ mooc chỉ có kết cấu phần khung. Phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay nhiệt độ.

+ Sơ mi rơ mooc xi téc (bồn): Loại sơ mi rơ mooc này chuyên sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa ở dạng lỏng như: Xăng dầu, hóa chất, khí…

+ Sơ mi rơ mooc lồng: Loại sơ mi rơ mooc này thường được dùng để vận chuyển hàng hóa là xe hơi, xe gắn máy, máy công trình…

+ Sơ mi rơ mooc ben (tải tự đổ): Loại sơ mi rơ mooc này thường được dùng để vận chuyển các loại nguyên vật liệu như cát, đá, sỏi, quặng, than…

+ Sơ mi rơ mooc thùng lửng: Đây là loại sơ mi rơ mooc chuyên dùng để vận chuyển container có khối lượng và kích thước lớn

c. Lựa chọn đầu kéo

Đầu kéo có mã lực vô cùng lớn vì mỗi đầu kéo phải có mối nối để gắn sơ mi rơ mooc chở theo hàng phía sau. Cần phải dựa vào lượng hàng hóa vận chuyển, cũng như kích thước và thể tích của hàng hóa để có thể chọn được tải trọng phù hợp.

Khi chọn đầu kéo cần tính toán đến chi phí cho một lần vận chuyển theo các khoản mục chi phí như: chi phí nhiên liệu, trích khấu hao cơ bản, chi phí bảo hiểm phương tiện…để chọn được đầu kéo mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường xe đầu kéo có rất nhiều mẫu xe để có thể lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng. Có nhiều hãng xe thuộc các thương hiệu của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều khách hàng.

d. Lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất:

Năng suất phương tiện vận tải bao gồm: năng suất ngày xe, năng suất tháng xe, năng suất năm xe…

+ Năng suất chuyến xe: Qc (TEU)

Pc = Qc x Lch (TEU.Km)

Trong đó : Qc là năng suất vận chuyển hàng của một xe (TEU) Pc là lượng luân chuyển hàng hóa của một xe (TEU.Km) + Năng suất ngày xe:

WQng = Qc x 𝑍𝑐𝑐ℎ (TEU/ngày) WPng = Pc x 𝑍𝑐𝑐ℎ (TEU.Km/ngày)

Trong đó: WQng là khối lượng hàng vận chuyển trong một ngày của xe WPng là lượng luân chuyển hàng hóa trong một ngày của xe + Năng suất tháng xe:

WQth = WQng x 30 x αvd (TEU/tháng)

WPth = WPng x 30 x αvd (TEU.Km/tháng)

Chi phí nhiên liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận tải, bởi trong quá trình vận tải chi phí nhiên liệu chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí vận tải. Để đánh giá mức độ tiêu hao nhiên liệu thường dùng đơn vị lít/100km hay mức tiêu hao nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm.

Chi phí nhiên liệu:

Cnl = Qnl x Gnl (VNĐ) Trong đó:

Qnl : Mức tiêu hao nhiên liệu trong năm. Gnl : Giá nhiên.

Ưu điểm: Tính toán nhanh gọn, đơn giản, đảm bảo tính kinh tế nhiên liệu. Song không phản ánh được kết quả sản xuất vận tải và phương tiện như chi phí nhiên liệu nhỏ nhưng chưa chắc giá thành cho một đơn vị sản phẩm đã nhỏ. Mục tiêu của chỉ tiêu này là xe nào cho chi phí nhiên liệu nhỏ nhất thì chọn.

f. Lựa chọn theo chỉ tiêu giá thành:

Giá thành sản phẩm là sự kết tinh của lao động sống và lao động quá khứ vào một đơn vị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.

+Chi phí có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, bởi vậy hạch toán giá thành cũng có thể theo nhiều phương pháp khác nhau như:

+Phương pháp hạch toán giá thành theo định phí và biến phí. +Hạch toán giá thành theo chi phí trực tiếp và gián tiếp. +Hạch toán giá thành theo yếu tố chi phí:

Giá thành vận tải ô tô được tính bằng tổng chi phí chia cho tổng sản phẩm vận tải.

SQ = ∑𝐶𝑃

∑𝑄 (VNĐ/tấn) SP = ∑ 𝐶𝑃

∑ 𝑃 (VNĐ/T.Km)

Trong đó: SQ: giá thành để vận chuyển 1 tấn hàng hóa SP: giá thành để vận chuyển 1 TKm hàng hóa.

Sau khi tính toán được giá thành sản phẩm, phương tiện nào cho giá thành sản phẩm thấp thì chọn.

g. Lựa chọn theo chỉ tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doanh nghiệp bỏ ra, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, phản ánh một cách tổng hợp quá trình sản xuất kinh doanh.

Bằng kết quả của quá trình tổng hợp chọn ra được phương tiện mang lại hiệu quả tốt nhất đem đến lợi nhuận cao nhất.

Mỗi chỉ tiêu có một ưu nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định. Tùy vào từng mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tùy từng trường hợp mà lựa chọn một hay một số những chỉ tiêu lựa chọn phương tiên cho .phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Mạnh.12.7 (4) (Trang 28 - 32)