Điều kiện vận tải

Một phần của tài liệu Mạnh.12.7 (4) (Trang 49 - 51)

* Tình hình luồng tuyến:

- Tuyến Hải Phòng – Hải Dương:

Đặc điểm của tuyến vận tải này như sau: +Trục quốc lộ 5:

Đoạn đường này mới được nâng cấp, chất lượng đường tương đối tốt. Nhưng có một đặc điểm cần chú ý ở tuyến đường này là đây là tuyến đường quốc lộ nối các điểm thu hút lớn, dọc cả tuyến đường có rất nhiều điểm thu hút trên tuyến như: các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, mua sắm, các trường học … Phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đông, đặc biệt là các phương tiện có trọng tải lớn như xe tải, xe container. Với các đặc điểm như vậy nên đây được coi là tuyến đường tử thần, trên tuyến thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, là điểm nóng trong cả nước về

vấn đề an toàn giao thông đường bộ. Chính vì vậy, khi vận chuyển hàng trên tuyến đường này lái xe cần đặc biệt hết sức chú ý, tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, cũng như cho phương tiện và những người tham gia giao thông trên tuyến.

- Tuyến Hải Phòng – Hà Nội:

Khách hàng chính phải kể đến là ICAM Việt Nam( KCN Thăng Long) ...

+Đoạn QL5 đi từ Hải Phòng – Hà Nội: chất lượng đường tương đối tốt, đoạn qua Hưng Yên (Phố Nối, Bần, Như Quỳnh) lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông, một số đoạn là trung tâm nên lái xe cần chú ý đến quy định tốc độ tối đa khi đi qua, nhìn chung đoạn này thì các phương tiện tham gia với tốc độ chậm, lái xe cần hết sức chú ý khi đi qua các đoạn giao cắt đồng mức.

+Đoạn ngã 3 đường QL5 từ cầu Thanh Trì vào nội thành Hà Nội: đường cao tốc, chất lượng tốt. Tuy nhiên, do đây là các tuyến đường vào trung tâm thành phố nên vào giờ cao điểm trong ngày, lưu lượng giao thông trên tuyến cũng khá đông, vận tốc khai thác phương tiện thấp.

+Đoạn ngã 3 đường QL5 từ cầu Thanh Trì đi thị trấn Đông Anh: đường tốt, lưu lượng người tham gia giao thông đông, vận tốc thấp, thường xuyên ùn tắc ở cầu Phù Đổng.

- Tuyến Hải Phòng – Vĩnh Phúc: Nhìn chung mặc dù cự ly vận chuyển tương đối dài nhưng chất lượng của đoạn đường này khá tốt, lưu lượng giao thông trên đường thông thoáng thuận tiện cho việc lái xe trên đường, rút ngắn thời gian giao hàng, chỉ có đoạn đi qua các thị tấn (Yên Viên, Từ Sơn, Vĩnh Yên) đường đông nên tốc độ khai thác phương tiện hơi thấp.

Các hãng tàu có hợp đồng depot với Bắc kỳ:

- MAERSK (Đan Mạch)

+ Xuất xứ từ Đan Mạch, xếp hạng số 1 thế giới.

+ Đi các tuyến Âu- Mỹ

- Heung A ( Hàn quốc) + Đi tuyến Nội Á.

- Wan Hai Lines ( Đài Loan)

+ Đi các tuyến Âu-Mỹ, đi Nội Á, đi Á-Âu. - Hyundai Merchant Marine ( Hàn Quốc)

- Mediterranean Shipping Company (MSC)

+ Đi tuyến Âu-Mỹ.

- PANCON LINE ( Hàn Quốc)

+ Đi Nội Á: chuyên tuyến Intra-Asia. - SM Line (SML)

+ Các tuyến vận chuyển: chuyên đi Mỹ. - SITC

+ Chuyên đi tuyến Nội Á.

- Ocean Network Express (ONE – Nhật Bản) + Chuyên đi tuyến Âu- Mỹ.

- Namsung

+ Chuyên đi các tuyến Nội Á.

Một phần của tài liệu Mạnh.12.7 (4) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)