Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Mạnh.12.7 (4) (Trang 55)

Ở đây, chúng ta tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của một số thành phố chính trong vùng hoạt động của công ty, đó là: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh.

- Hải Phòng: Ngày nay, Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương và là một đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước.

- Hà Nội: Là thủ đô, đồng thời là 1 trong những thành phố dẫn đầu cả nước về diện tích cũng như dân số với gần 7 triệu dân, Hà Nội đang là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại lớn và thực sự là một thị trường hấp dẫn đối với bất kì doanh nghiệp nào.

- Bắc Ninh: Vị trí địa lý và hệ thống giao thông đã tạo điều kiện cho Bắc Ninh giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế rất thuận lợi. Bắc Ninh có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng hoá với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Cùng với những thuận lợi trên, để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, ICD Tiên Sơn đã đặt mục tiêu phát triển thành doanh nghiệp Logistics hoàn chỉnh với sự tham gia của nhiều đối tác cùng loại hình kinh doanh.

2.3. Phân tích hoạt động vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container cho khách hàng Canon của công ty Bắc Kỳ trên tuyến KCN Thăng Long – Hải Phòng.

2.3.1 Giới thiệu chung về tuyến:

- Tên tuyến: KCN Thăng Long - Hải Phòng

- Lộ trình tuyến : Cảng Chùa Vẽ - QL5 – KCN Thăng Long với cự ly khoảng 295km. Công ty vận chuyển hàng hóa bằng container cho nhiều khách hàng tại KCN

Thăng Long với nhiều loại hàng khác nhau như: hàng bách hóa, hàng linh kiện,… - Với vị trí địa lý nằm tại Bắc Ninh thì công ty đã có chiến lược kết nối khu kinh tế lớn nhất Miền Bắc là khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng,… Nơi tập trung rất nhiều các khu công nghiệp trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng rất lớn. Cùng với đó là nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm là rất cao.

Với những phương hướng phát triển và những lợi thế mà công ty đem lại cho khách hàng và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tại KCN, công ty dự tính sẽ thu hút vận chuyển được một khối lượng hàng lớn từ đây. Mỗi tháng công ty sẽ vận chuyển khoảng 80 TEU hàng nhập từ Hải Phòng về KCN Thăng Long. Để có thể phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng thì cần phải đưa ra phương án tổ chức vận tải hàng hóa mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

- Đây là lộ trình mà hiện nay công ty đang khai thác. Nhìn chung chất lượng đường trên toàn bộ tuyến khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trên tuyến. Ngoài ra, trên tuyến chỉ có một trạm thu phí là trạm số 2 Quán Toan (Hải Phòng). Tuy nhiên vẫn có một số đoạn đường phải lưu ý như sau:

- Trên quốc lộ 5 nhiều đoạn đường sát với khu dân cư nên mật độ tham gia

giao thông rất đông lái xe cần chú ý giảm tốc độ. Ngoài ra, QL5 có nhiều xe tải trọng lớn đi qua nên đang dần xuống cấp và hay xảy ra tai nạn cần được tu sửa.

Bảng 2. 5 Sản lượng vận chuyển của một số khách hàng lớn của công ty năm 2019.

STT Khách hàng

Năm 2019

Số container 20’ Số container 40’ TEU

1 Sumitomo 1728 1728 2 Canon 1512 3024 3 Foxconn 528 1056 4 Tsusho 1200 1200 5 Sunhouse 876 876 6 Samsung 1400 1400 Tổng 5204 2040 7244

Hình 2. 4 Lộ trình trên tuyến cảng KCN Thăng Long – Hải Phòng. 2.3.2 Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng container tại công ty a. Hành trình vận chuyển trên tuyến

Hành trình vận chuyển hàng nhập khẩu trên tuyến Hải Phòng – Hà Nội là hành trình con thoi có hàng 1 chiều.

b. Công tác tổ chức vận tải nhập khẩu hàng hóa trên tuyến:

Khi có yêu cầu vận chuyển của khách hàng từ nhân viên sales phòng Logistics, sẽ phân nhiệm vụ để thực hiện yêu cầu như sau:

- Nhân viên dịch vụ khách hàng: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng có thể trực tiếp hoặc qua email, sau khi nhận đầy đủ chứng từ liên quan của khách phòng giao nhận xuất nhập khẩu sẽ gửi yêu cầu vận tải lên cho phòng Logistics.

- Phòng vận tải: Nhận yêu cầu vận tải và bộ chứng từ từ phòng giao nhận xuất nhập khẩu, lên kế hoạch vận chuyển sơ bộ và chi tiết cho lô hàng, chuyển bộ chứng từ xuống văn phòng đại diện ở Hải Phòng để họ làm các thủ tục với cảng Hải Phòng.

- Văn phòng tại Hải Phòng: Tiếp nhận thông tin từ công ty tại Hà Nội. Sau đó lên kế hoạch trực tiếp liên hệ với các hãng tàu, tiến hành việc lấy lệnh, cược vỏ, đổi lệnh, vận chuyển...

* Quy trình vận chuyển một lô hàng:

Hình 2. 5 Sơ đồ quy trình tổ chức vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.

c. Công tác quản lý phương tiện trên tuyến

Để đảm bảo công tác giám sát và quản lý phương tiện cũng như tình trạng hoạt động chung của phương tiện trên tuyến công ty đã trang bị cơ sở hạ tầng trang thiết bị cũng như yếu tố con người để đảm bảo công tác quản lý của mình như sau:

Để có thể giám sát phương tiện và biết được tình trạng hoạt động của phương tiện doanh nghiệp đã trang bị hệ thống VIETMAP GPS TRACKING. Ngoài ra công ty còn trang bị hệ thống điện thoại di động liên lạc cho đội ngũ lái xe để lái xe thường xuyên liên lạc để bộ phận điều độ liên lạc và làm việc.

Để tăng tính trách nhiệm cho các lái xe, công ty đã sử dụng hình thức khoán gắn lái xe với xe. Đây cũng chính là phương pháp nâng cao tính tự chủ cho lái xe, đồng thời tăng tính trách nhiệm của lái xe hơn trong công tác bảo quản và giữ gìn phương tiện cả khi vận hành lẫn phương tiện nghỉ hoạt động. Cụ thể mỗi khi xe tạm dừng đỗ tại các công ty, kho bãi... lãi xe sẽ làm các nhiệm vụ của bảo dưỡng hàng ngày như vệ sinh xe, rửa xe, thay nước làm mát... Khi xe bị hỏng hóc sự cố trên đường hoặc tai nạn trên đường mà không thể tiếp tục hành trình, thì lái xe sẽ chủ động xử lý hoặc liên lạc với nhân viên kỹ thuật tại công ty để có

d. Công tác tổ chức lao động.

Đối với lao động trực tiếp (lái xe): Doanh nghiệp áp dụng phương thức khoán cho mỗi lái xe với quy định mỗi xe sẽ có một lái. Do cự ly hoạt động của DN hầu hết là cự ly ngắn (< 400km) nên không có phụ xe. Doanh nghiệp quản lý lái xe bằng cách quản lý thông qua các đội xe (toàn DN có 2 đội xe). Việc chia đội xe để nhân viên điều độ dễ dàng quản lý và giám sát các số lượng phương tiện cũng như lái xe. Và có sự điều chỉnh sắp xếp lái xe cho phù hợp khi gặp trường hợp lái xe nghỉ do ốm đau hoặc nghỉ vì lý do khác. Ngoài ra việc chia đoàn xe công ty thành các đội xe để các lái xe có thể giúp đỡ nhau trong quá trình tác nghiệp phương tiện trên hành trình vận chuyển.

Để tạo sự công bằng trong đội ngũ nhân viên lái xe, công ty có sự đan xen, phối hợp công tác vận chuyển giữa các lái xe trên các tuyến.

Đối với lao động gián tiếp: Bao gồm có lao động trong ban nghiệp vụ quản lý đội xe có nhiệm vụ và chức năng chung là:

+ Lên kế hoạch về hàng hóa, quản lý các xe theo cung độ. Việc quản lý kiểm tra giám sát hoạt động xe trên đường được thực hiện qua thiết bị giám sát GPS, điện thoại, qua các lái xe khác, qua máy bàn địa phương mà xe đi qua.

+ Thanh quyết toán, tạm ứng lái xe, gửi chứng từ cho khách hàng, xây dựng doanh thu, chi phí gửi cho phòng kế toán.

+ Nhận kế hoạch từ khách hàng, thu các chứng từ vận tải làm cơ sở thanh toán cho lái xe và thanh toán hợp đồng với khách hàng.

+ Lập kế hoạch theo tháng

+ Lập kế hoạch theo ngày: bao gồm theo dõi, điều hành, dự tính xem có bao nhiêu xe có thể vận chuyển được để đăng ký nhận hàng trước một ngày với công ty khách hàng.

+ Xây dựng cách xác định các chỉ tiêu: nhân viên điều hành, giám sát của công ty sẽ đi theo xe một vài lần để điều tra về thời gian bốc xếp hàng hóa, quãng đường vận chuyển của xe, đồng thời liên hệ với công ty khách hàng để tìm hiểu nhu cầu vận chuyển bao nhiêu hàng hóa của công ty đó trong ngày or trong tháng. Từ đó tính toán và dự tính được số chuyến xe trong ngày, trong tháng có thể đáp ứng được để đặt chỉ tiêu

2.3.3 Đánh giá chung về công tác tổ chức vận tải hàng hóa trên tuyến:

- Tuyến KCN Thăng Long - Hải Phòng là tuyến vận chuyển hàng hóa khá lớn của công ty cho nhiều khách hàng tại KCN Thăng Long như công ty Canon, Samsung,...có

nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu từ cảng Hải Phòng. Đây là những khách hàng lớn của công ty, lượng hàng vận chuyển là khá nhiều và tăng dần qua các năm vì vậy công ty cần có những chính sách chăm sóc khách hàng thật tốt và hợp lí.

- Đây là tuyến vận tải tương đối dài, phạm vi hoạt động lớn từ Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội, tuyến chạy chủ yếu trên QL5, có điều kiện đường sá tương đối thuận lợi: Nền đường từ 26 đến 35 m, mặt đường 18 đến 23 m (từ km 0 đến km6+600 mặt đường 6 làn xe bằng 30 m) thảm bê tông nhựa. Từ km 6+600 (Phú Thụy – Gia Lâm – TP Hà Nội) đến Cảng Chùa Vẽ – Hải Phòng, mặt đường phổ biến từ 18 đến 23 m (4 làn xe) có dải phân cách cứng rộng 1,2 – 1,5 m, bảo đảm thông xe 2 chiều. Trên QL 5 có hai trạm thu phí, một tại địa phận tỉnh Hưng Yên và một tại địa phận thành phố Hải Phòng, mức phí đối với, xe cont 20’ là 110.000 VND/Lượt, xe tải trên 18 tấn và xe cont 40’ hiện nay là 180.000 VNĐ/lượt.

Chất lượng của phương tiện: Loại đầu kéo sử dụng trên tuyến chủ yếu là đầu kéo FAW và HUYNDAI, chất lượng còn tương đối tốt, đảm bảo phương tiện lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.

*Những bất cập trong công tác vận chuyển hàng hóa trên tuyến:

Qua tình hình thực tế cho thấy trong công tác vận chuyển hàng hóa của công ty trong nhiều năm qua, công ty đang còn nhiều thiếu sót và bất cập như sau:

+Thời gian hoạt động trên tuyến dài, thời gian một vòng xe chạy thường là 7h với lượng thời gian dài mật độ phương tiện lưu thông trên tuyến cao, cường cộ làm việc cao, dẫn tới tinh thần lái xe mệt mỏi và xuống tinh thần, còn nhiều hiện tượng do quá mệt mỏi, thiếu ngủ lái xe ngủ gật trên đường trong khi điều khiển xe .

+Mật độ lưu thông trên QL 5 khá đông, đi qua nhiều khu dân cư, trường học, tuyến đường này là tuyến huyết mạch nối cảng hải phòng với khu công nghiệp Bắc Thăng Long Và các tỉnh lân cận, lượng phương tiện xe tải và xe cont hoạt động rất nhiều vì vậy lái xe phải cực kỳ tập trung để đảm bảo an toàn giao thông và chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

+Thời gian chờ xếp dỡ lâu. Hiện các nhà máy ở khu công nghiệp Thăng long chưa trang bị được máy móc, thiết bị xếp dỡ hiện đại chủ yếu việc xếp dỡ hàng điều tiến hành theo thủ công, phương tiện xe nâng hàng và thiết bị xếp dỡ hàng rất hạn chế. Dẫn đến thời gian chờ xếp dỡ hàng lâu, làm cho thời gian của một vòng xe tăng lên, tốc độ quay vòng xe giảm đi. Ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng phương tiện của công ty.

+Thường bị tắc đường khi vào cảng: Số lượng phương tiện hoạt động ra vào cảng nhiều, mật độ cao, các phương tiện phải chờ nhau xếp hàng để ra vào cảng dẫn tới tình trạng hay bị tắc nghẹn tại cảng.

+Việc kết hợp xe chạy hai chiều có hàng đang bị hạn chế, do thời lấy cont tại cảng về các nhà máy ở khu công nghiệp với thời gian đóng cont tại các nhà máy giao hàng ra cảng lại khác nhau, không thuận tiện cho việc kết hợp chạy xe hai chiều có hàng. Dẫn đến xe chạy rỗng một chiều không có hàng, hiệu quả làm việc của ngày xe không được tốt và ảnh hưởng đến năng xuất vận tải.

Kết luận chương 2

Qua chương 2, ta đã thấy được một cách chi tiết về công ty CP-ĐT Bắc Kỳ bao gồm bộ máy hoạt động, cơ cấu lao động, cơ sở vật chất, ngành nghề kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Đồng thời là cái nhìn khái quát nhất về công tác tổ chức vận tải hàng hóa bằng container hiện nay trên thị trường nói chung và trên tuyến Hải Phòng – Hà Nội nói riêng. Những điều kiện thuận lợi, khó khăn và hạn chế mà công ty đang gặp phải. Từ đó có phương án, kế hoạch mới để khắc phục hạn chế phát huy mặt tích cực, không ngừng nâng cao kết quả hoạt động sản xuất, giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER CHO KHÁCH HÀNG CANON

3.1 Cở sở xây dựng phương án tổ chức vận tải.

3.1.1 Căn cứ pháp lý

Là việc căn cứ vào những văn bản Luật, dưới Luật của Quốc hội, Cục đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải và các bên liên quan ban hành đang trong thời gian có hiệu lực. Cụ thể phương pháp xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

- Luật thương mại số 36/2005/QH11.

- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12.

Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Nghị định 95/2009/NĐ – CP quy định niên hạn sử dụng xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.

- Nghị định 14/2011 về đại lý làm thủ tục hải quan, thông tư số 79/2009

- Thông tư 49/2014/TT – BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ Giao Thông Vận Tải quy định về kiểm tra an toàn container được vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam. - Thông tư 12/2020/TT – BGTVT ban hành ngày 29/5/2020 quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ.

- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Quy định biểu cước đối với Cảng Hải Phòng. - Quy định mức thu phí cầu đường bộ.

- Quy định mức giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô.

3.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển của công ty

Quan điểm phát triển vận tải:

- Phát triển thương mại gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất trong nước trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham gia hội nhập kinh

Một phần của tài liệu Mạnh.12.7 (4) (Trang 55)