4. Ý nghĩa của đề tài:
1.3.1 Giới thiệu chung về quy tắc xuất xứ ưu đãi:
Quy tắc xuất xứ ưu đãi không giống như nhiều luật và quy định khác điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể một sản phẩm được định giá như thế nào tại
20 Các câu hỏi liên quan đến Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ của WTO. Cổng thông tin điện tử của Trung tâm WTO và Hội Nhập. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam.
18
thời điểm nhập khẩu phải tuân theo các hướng dẫn đa phương của WTO và cách một sản phẩm được phân loại theo hệ thống hài hòa HS phải tuân theo công ước đang được áp dụng cho hầu hết hoạt động thương mại quốc tế. Về cơ bản, không có hệ thống đa phương nào để xác định xuất xứ ưu đãi, có nghĩa là quy tắc xuất xứ ưu đãi xuất hiện duy nhất trong các FTAs. Hơn nữa, không thể chỉ đơn giản áp dụng xác định xuất xứ cho một sản phẩm cụ thể được quy định trong một FTA cho bất kỳ một FTA nào khác.
Mục đích của quy tắc xuất xứ không ưu đãi để xác định quốc gia xuất xứ của một hàng hóa, vì những lý do khác với các FTAs, nhằm mục đích ghi nhãn, dán nhãn, thống kê thương mại. Nói cách khác khi việc cắt giảm hoặc loại bỏ thuế quan không được xem xét thì đó là khi các quy tắc xuất xứ không ưu đãi được áp dụng.
Vậy tại sao lại có sự tồn tại quy tắc xuất xứ ưu đãi? Đối với các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước để xuất khẩu mà không trải qua nhiều công đoạn gia công, hoặc dù có qua gia công, chế biến nhưng không được cấu tạo từ nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào thì việc chứng minh hàng hóa đó được sản xuất toàn bộ trong phạm vi quốc gia xuất khẩu khá dễ dàng. Ngược lại, các sản phẩm xuất khẩu phải trải qua nhiều công đoạn gia công, chế biến và phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào từ các quốc gia khác nhau trong quá trình tạo nên sản phẩm thì việc chứng minh nước xuất khẩu sản phẩm cuối cùng là nước được hưởng xuất xứ rất phức tạp. Theo quy chế đãi ngộ Tối huệ quốc của WTO (Most Favoured Nation – MFN), bất kỳ quốc gia thành viên WTO dành một ưu đãi thuế quan hoặc ưu đãi phi thuế quan đối với một quốc gia thành viên WTO khác thì quốc gia ấy cũng phải dành sự ưu đãi không kém thuận lợi hơn cho quốc gia thành viên thứ ba, đây là cơ sở để áp dụng thuế quan ưu đãi WTO trên cấp độ toàn cầu. Ví dụ: Hoa Kỳ đánh thuế 10% đối với cá tra, cá ba sa của Việt Nam thì đối với mặt hàng cá tra, cá ba sa đến từ các quốc gia thành viên khác, Hoa Kỳ cũng phải đánh thuế 10% và không được tạo ra một sự ưu đãi hơn cho các quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, Điều XXIV Hiệp định GATT 1994 lại có quy định về ngoại lệ của quy chế đãi ngộ MFN, mặc dù quy chế này yêu cầu các quốc gia thành viên phải dành cho các quốc gia thành viên khác sự ưu đãi
19
không kém thuận lợi hơn nhưng nếu giữa một số quốc gia thành viên với nhau có hình thành một liên minh thuế quan (Custom Union – CU) hay một khu vực thương mại tự do (Free Trade Area – FTA) thì các quốc gia vừa là thành viên của WTO vừa là thành viên của CU hoặc FTA đó có thể dành cho nhau những ưu đãi có lợi hơn so với quốc gia không là thành viên của CU hoặc FTA. Vì vậy khi các quốc gia thành viên WTO tham gia các FTAs được WTO cho phép áp dụng mức thuế quan ưu đãi đặc biệt thể hiện cam kết cắt giảm thuế quan ở mức độ cao hơn của WTO và được phép phân biệt đối xử với quốc gia thành viên WTO không tham gia FTAs, đây được xem là ưu đãi thuế quan dành riêng cho các quốc gia thành viên FTAs. Việc quy định quy tắc xuất xứ ưu đãi còn ngăn ngừa tình trạng chệch hướng thương mại. Theo đó, chệch hướng thương mại (Trade deflection) là hiện tượng hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia thứ ba vào lãnh thổ của quốc gia thành viên FTA có mức thuế suất cao thông qua quốc gia thành viên FTA khác có mức thuế suất thấp hơn nhằm hưởng ưu đãi về thuế quan. Ví dụ: trong khu vực ASEAN, Việt Nam áp thuế 30% đối với ô tô nhập khẩu từ các quốc gia ngoài khối nhưng Campuchia chỉ áp thuế 10% đối với ô tô nhập khẩu từ các quốc gia ngoài khối và thuế nhập khẩu ô tô từ các quốc gia ASEAN là 0%, thay vì xuất khẩu trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam thì doanh nghiệp Nhật Bản lại xuất khẩu ô tô sang Campuchia rồi từ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam để được hưởng 20% ưu đãi về thuế quan. Ngoài ra, sự khác nhau giữa FTA và CU là các thành viên FTA được quyền áp dụng các mức thuế suất khác nhau cho cùng một loại hàng hóa của các quốc gia không phải là thành viên FTA nhưng các thành viên CU lại phải áp dụng chung một mức thuế suất cho cùng một loại hàng hóa của các quốc gia không phải là thành viên CU. Ví dụ: Việt Nam và Indonesia đều là thành viên của AFTA, Việt Nam có quyền áp dụng thuế suất 30% đối với ô tô nhập khẩu từ các quốc gia không là thành viên AFTA và Indonesia có quyền áp dụng thuế suất 40% đối với ô tô nhập khẩu từ các quốc gia không phải là thành viên AFTA nhưng các quốc gia thuộc EU phải áp dụng chung một mức thuế suất là 35% đối với ô tô nhập khẩu từ các quốc gia không là thành viên EU. Trong trường hợp này, do có sự khác nhau về mức thuế suất giữa các thành viên của FTA nên mới xảy ra hiện tượng chệch hướng
20
thương mại còn các thành viên CU áp dụng một mức thuế suất như nhau nên sẽ không xảy ra hiện tượng chệch hướng thương mại21.