Thực hiện các quy tắc xuất xứ trong phạm vi ASEAN tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 50)

4. Ý nghĩa của đề tài:

2.3Thực hiện các quy tắc xuất xứ trong phạm vi ASEAN tại Việt Nam:

2.3.1 Sự hình thành các quy định chung về xuất xứ hàng hóa:

Vào ngày 14/06/2005, Quốc hội khóa XI ban hành Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 và thay thế Luật Thương mại năm 1997, theo đó lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về “xuất xứ hàng hóa”. Tiếp theo là sự ra đời của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018. Theo Luật Quản lý ngoại thương 2017, chứng nhận xuất xứ là một biện pháp hành chính quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý hoạt động ngoại thương. Các vấn đề quan trọng liên quan đến xuất xứ hàng hóa sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý ngoại thương 2017 và văn bản hướng dẫn, thay vì điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 và các văn bản như trước đây57.

2.3.2 Quy định hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, kiểm tra xuất xứ:

2.3.2.1 Áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa:

Theo nguyên tắc chung, hàng hóa được xác định có xuất xứ từ quốc gia nơi thực hiện quy trình gia công, chế biến cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó. Việc áp dụng các quy tắc xuất xứ hàng hóa sẽ được thực hiện như sau:

(i) Đối với hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận hưởng ưu đãi theo Hiệp định ATIGA và Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, việc vận dụng các quy tắc sẽ được thực hiện theo các Hiệp định đó.

(ii) Đối với hàng hóa thuộc diện hưởng ưu đãi theo chế độ GSP, việc vận dụng quy tắc sẽ được thực hiện theo yêu cầu của quốc gia cho hưởng.

57 Nguyễn Tuấn Vũ – Pháp luật Việt Nam về xuất xứ hàng hóa. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Trường Đại học Luật TPHCM. Năm 2017.

43

(iii) Đối với hàng hóa không thuộc hai trường hợp nêu trên, chỉ cần xác định xuất xứ để áp dụng các biện pháp không ưu đãi, việc vận dụng các quy tắc sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP và Thông tư 05/2018/TT-BCT.

2.3.2.2 Kiểm tra xuất xứ hàng hóa:

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BCT, phương thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa bao gồm: kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.

(i) Theo đó kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hoạt động của Cơ quan hải quan nhằm rà soát, đối chiếu, xác thực hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa58. Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thường được thực hiện trong các trường hợp: Cơ quan quản lý của quốc gia nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hoặc Cơ quan quản lý của chính quốc gia xuất khẩu tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống quan lận xuất xứ hàng hóa hoặc các Cơ quan quản lý khác của Quốc gia xuất khẩu đề nghị phối hợp kiểm tra khi có nghi ngờ về gian lận xuất xứ hàng hóa59. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Doanh nghiệp, Cơ quan hải quan sẽ tiến hành làm rõ những vấn đề60: thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận này; thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ, quy trình, hồ sơ, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ; tính đầy đủ, hợp lệ trong việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp; tình trạng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản; ….

(ii) Bên cạnh đó, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất là hoạt động của Cơ quan hải quan nhằm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại địa điểm

58 Khoản 3 Điều 3 Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

59Điều 6 Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

44

kinh doanh, sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt hay địa điểm khác của thương nhân nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa61. Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 39/2018/TT-BCT, hoạt động kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện khi: Cơ quan quản lý nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh khi kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc nghi ngờ có gian lận xuất xứ hàng hóa hoặc Cơ quan Quản lý của nước xuất khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hoặc các Cơ quan quản lý khác đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện gian lận xuất xứ. Trong quá trình kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, Cơ quan hải quan phải làm rõ các vấn đề62: tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản; sự tồn tại của cơ sở sản xuất; hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và thị trường xuất khẩu hàng hóa trước thời điểm kiểm tra; năng lực sản xuất, tình trạng nhân công, máy móc, địa điểm kho bãi; thông tin về nguồn nguyên vật liệu, nhà sản xuất;….

2.3.3 Vấn đề chuyển hướng thương mại, gian lận xuất xứ và đề xuất giải pháp:

Chuyển hướng thương mại (Trade diversion) là hiện tượng các quốc gia có khuynh hướng thay thế các nhà xuất khẩu cung cấp nguyên vật liệu truyền thống và hiệu quả bằng các nhà xuất khẩu của các thành viên FTA để được hưởng ưu đãi khi thỏa mãn yêu cầu về xuất xứ hàng hóa do các FTA định ra63. Thông thường trong thương mại hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên chọn nguồn nguyên vật liệu có giá thành thấp nhất để nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên khi quốc gia mình đã là thành viên của một FTA hoặc CU nào đó làm cho nguồn nguyên liệu của các quốc gia thành viên khác trở nên rẻ hơn so với nguồn nguyên vật liệu của quốc gia không phải là thành viên. Từ đó tạo ra một sự chuyển hướng từ

61 Khoản 4 Điều 3 Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

62Điều 12 Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

63 Trần Thị Thuận Giang, Ngô Nguyễn Thảo Vy – Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứưu đãi chặt chẽ: Tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tạp chí Khoa học pháp lý số04/2017. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

45

nguồn nguyên vật liệu quen thuộc sang nguồn nguyên vật liệu từ các quốc gia cùng là thành viên FTA. Ví dụ: trước khi khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được hình thành, các nhà sản xuất Bắc Mỹ nhập khẩu sợi và vải từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ NAFTA gây ra một sự chuyển hướng thương mại khi các nhà sản xuất hàng dệt may từ quốc gia thuộc NAFTA chuyển hướng nhập khẩu nguồn cung nguyên vật liệu sang các quốc gia thành viên trong khối”64.

Gian lận xuất xứ là hiện tượng hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia không phải là thành viên của FTA xâm nhập vào thị trường quốc gia thành viên FTA nhằm hưởng các ưu đãi về thuế quan như các quốc gia thành viên FTA thông qua việc gian lận, giả mạo xuất xứ. Hiện nay, việc giả mạo xuất xứ tại Việt Nam diễn ra nhiều và mức độ ngày càng tinh vi, do đó Cơ quan hải quan đã thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào ba thị trường lớn bao gồm Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và doanh nghiệp có nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tính đến thời điểm 16/12/2020, phát hiện 45 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu, phối hợp với Bộ Công an điều tra một vụ làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ65. Điển hình là vụ việc gần đây, đồ điện gia dụng của Công ty cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam thực chất có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng khi bán ra thị trường lại ghi xuất xứ Việt Nam. Thật vậy, đồ điện gia dụng của Asanzo được nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc về Việt Nam đều có C/O form E do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp nhưng Asanzo lại từ chối và xác nhận rằng chỉ nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để lắp ráp tại Việt Nam. Sau khi hàng hóa được nhập về Việt Nam, Asanzo tiến hành gỡ tem “Made in China” để xóa dấu vết xuất xứ từ Trung Quốc sau đó dán đè tem “Xuất xứ Việt Nam” lên66. Để giải quyết tình trạng giả mạo xuất xứ, tác giả đề xuất các giải pháp sau:

64 Trần Thị Thuận Giang, Ngô Nguyễn Thảo Vy – Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứưu đãi chặt chẽ: Tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tạp chí Khoa học pháp lý số04/2017. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

65Ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa từ kiểm tra sau thông quan. Cổng thông tin điện tử Hải quan Việt Nam. Ngày 02/02/2021.

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(i) Tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa tại cửa khẩu. Trong quá trình thực hiện việc thông quan hàng hóa, Cơ quan hải quan nên kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ về số lượng cũng như nguồn gốc của hàng hóa để tránh tình trạng doanh nghiệp khai báo hàng hóa là các nguyên liệu để lắp ráp nhưng thực tế lại là một sản phẩm hoàn thiện.

(ii) Tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu sẽ bị xử lý như sau:

 Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đối với cá nhân, 20 triệu đến 40 triệu đối với tổ chức có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung C/O hoặc các chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước.

 Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đối với cá nhân, 40 triệu đến 60 triệu đối với tổ chức có hành vi cung cấp tài liệu, chứng từ không đúng sự thật khi đề nghị cấp hoặc xác minh C/O.

 Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đối với cá nhân, 60 triệu đến 100 triệu đối với tổ chức có hành vi tự chứng nhận sai xuất xứ; làm giả C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cung cấp tài liệu, chứng từ không đúng sự thật khi đề nghị tự chứng nhận xuất xứ hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.

 Phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đối với cá nhân, 100 triệu đến 140 triệu đối với tổ chức có hành vi sử dụng C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ giả trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt tiền nêu trên còn khá thấp bởi lẽ khi thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, người vi phạm đã lường trước được việc có thể sẽ bị phạt, tuy nhiên vì khoản lợi nhuận trước mắt có thể vượt xa số tiền phạt nên họ sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm này để đạt được khoản lợi đó.

47

CHƯƠNG 3: QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO “THẾ HỆ MỚI” VÀ VIỆC THỰC HIỆN CỦA VIỆT NAM: SO SÁNH VỚI QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH ATIGA VÀ HIỆP ĐỊNH GIỮA ASEAN VỚI ĐỐI TÁC NGOÀI KHỐI.

3.1. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định EVFTA:

Một điểm khác biệt lớn giữa Hiệp định ATIGA, Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối và Hiệp định EVFTA là EU vẫn đang áp dụng chế độ GSP đối với Việt Nam và Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi theo chế độ này đến ngày 31/12/2022. Từ sau khi EVFTA có hiệu lực đến nay, Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi song song theo chế độ GSP và Hiệp định EVFTA. Do đó doanh nghiệp Việt Nam có quyền lựa chọn giữa việc hưởng ưu đãi theo GSP hoặc theo Hiệp định EVFTA67.

3.1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa không thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể”: đổi cơ bản hay đáng kể”:

3.1.1.1 Chuyển đổi mã số HS (Change in Tariff Classification – CTC) – De Minimis 10%:

Tương tự như Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định EVFTA vẫn kết hợp áp dụng ba tiêu chí CC, CTH và CTSH khi xác định xuất xứ của hàng hóa nhưng Hiệp định EVFTA lại không sử dụng các cụm từ như CC, CTH và CTSH mà sử dụng cách diễn đạt khác, cụ thể68:

(i) Tiêu chí xuất xứ quy định “Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ chương nào để sản xuất, ngoại trừ chương của sản phẩm” nghĩa là cho phép doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ có mã HS ở cấp độ chương khác với chương của sản phẩm (CC) hay nói cách khác nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình biến đổi mã HS ở cấp hai số thì hàng hóa mới được xem là có xuất xứ. Ví dụ đối với sản phẩm ống dẫn bằng sắt có mã số HS 7306, doanh nghiệp được phép sử dụng bất

67 EVFTA – Guidance on the rules of origin. Version 4. Official EU Website. February 2021.

68 Khoản 4 chú giải 3 phụ lục I chú giải cho quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo

Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

48

kỳ nguyên liệu không có xuất xứ từ chương khác như sắt không hợp kim có mã số HS 7207, ở đây có sự chuyển đổi mã số HS ở cấp hai số nên sản phẩm ống sắt được xem là có xuất xứ.

(ii) Tiêu chí xuất xứ quy định “Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ nhóm của sản phẩm” nghĩa là cho phép doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ có mã HS ở cấp độ nhóm khác với nhóm của sản phẩm (CTH)69 hay nói cách khác nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình biến đổi mã HS ở cấp bốn số thì hàng hóa mới được xem là có xuất xứ. Ví dụ đối với sản phẩm đường lactoza, mantoza, glucoza… ở nhóm 1702, Hiệp định EVFTA cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng bất kỳ nguyên liệu không có xuất xứ từ các nhóm khác như đường mía hoặc đường củ cải ở nhóm 1701 hoặc mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường ở nhóm 1703 để chế biến ra các sản phẩm đường ở nhóm 1702, ở đây có sự chuyển đổi mã số HS ở cấp bốn số nên sản phẩm đường ở nhóm 1702 được xem là có xuất xứ mặc dù có thể cấu tạo từ các nguyên liệu không có xuất xứ.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 50)