4. Ý nghĩa của đề tài:
2.2. So sánh quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA và quy tắc xuất xứ của
của ASEAN với đối tác ngoài khối:
Quy tắc xuất xứ đơn giản nhất được tìm thấy trong Hiệp định ATIGA và Hiệp định ACFTA vì hầu hết các sản phẩm đều được áp dụng tiêu chí RVC40. Trong khi đó nhiều FTA có sự tham gia của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều kết hợp sử dụng ba tiêu chí xác định xuất xứ56. Sau đây là một số sự khác biệt giữa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định ATIGA và Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối:
Quy tắc tỉ lệ phần trăm giá trị khu vực RVC. Hiệp định ATIGA và Hiệp định AANZFTA cùng áp dụng hai tỉ lệ RVC giống nhau, trong đó RVC40 áp dụng đối với hầu hết sản phẩm còn RVC35 chỉ áp dụng đối với một số sản phẩm nhất định. Tuy
55 Khoản 1 Điều 31 Hiệp định ATIGA.
56 Masahiro Kawai and Ganeshan Wignaraja. Edited by Richard Baldwin and Patrick Low – Multilateralizing Regionalism Challenges for the Global Trading System. Multilateralizing regional trade arrangements in Asia .World Trade Organization.
41
nhiên đối với Hiệp định ACFTA và Hiệp định AHKFTA chỉ áp dụng duy nhất một tỉ lệ RVC40, bên cạnh đó Hiệp định AKFTA lại cho phép áp dụng nhiều tỉ lệ RVC hơn trải dài từ RVC35 cho đến RVC70. Ngoài ra, Hiệp định AIFTA còn đưa ra hai công thức tính tỉ lệ RVC khác với các Hiệp định còn lại vì thông thường cả hai công thức trực tiếp và gián tiếp của các Hiệp định đều dựa vào nguyên liệu có xuất xứ do đó yêu cầu RVC phải đạt được một tỉ lệ nhất định trở lên nhưng trong Hiệp định AIFTA công thức trực tiếp dựa vào nguyên liệu có xuất xứ từ AIFTA áp dụng tỉ lệ RVC35, ngược lại công thức gián tiếp lại dựa vào nguyên liệu không có xuất xứ AIFTA và nguyên liệu không xác định xuất xứ thì tỉ lệ RVC phải chiếm từ 65% trở xuống.
De Minimis. Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối đều có quy định về tỉ lệ nguyên vật liệu tối thiểu, tuy nhiên Hiệp định AIFTA lại để ngỏ về quy định này. Trong đó, mọi Hiệp định đều áp dụng quy tắc De Minimis 10%, riêng Hiệp định AJCEP áp dụng hai quy tắc, cụ thể De Minimis 10% đối với hầu hết hàng hóa và De Minimis 7% đối với hàng hóa thuộc phân nhóm 2103.90.
Quy tắc công đoạn gia công, chế biến cụ thể. Trong các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối đều quy định về quy tắc gia công, chế biến cụ thể đối với một số loại hàng hóa nhất định, tuy nhiên riêng Hiệp định AIFTA vẫn để ngỏ về quy tắc này. Ngoài ra, Hiệp định AJCEP còn quy định rất chặt chẽ về quy tắc này, cụ thể đối với hàng dệt may, để được xem là có xuất xứ sản phẩm phải trải qua hai công đoạn gia công, chế biến tại quốc gia thành viên đó là xe sợi và dệt vải.
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Tính đến thời điểm hiện tại khi so sánh Hiệp định ATIGA và Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, chỉ có Hiệp định ATIGA mới cho phép thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ và các hiệp định còn lại vẫn chưa cho phép thực hiện cơ chế này, điều này mang lại thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia trong khối ASEAN.
Quy tắc cộng gộp. Quy tắc cộng gộp trong các Hiệp định giữa ASEAN và đối tác ngoài khối chỉ quy định trường hợp cộng gộp toàn bộ, cụ thể giá trị của nguyên liệu được cộng gộp 100% khi và chỉ khi nguyên liệu này có xuất xứ. Tuy nhiên Hiệp
42
định ATIGA lại cho phép áp dụng hai quy tắc cộng gộp bao gồm cộng gộp toàn bộ đối với nguyên liệu có xuất xứ có tỉ lệ RVC từ 40% trở lên và cộng gộp từng phần đối với nguyên liệu chưa đạt xuất xứ có tỉ lệ RVC từ 20% đến dưới 40%.