4. Ý nghĩa của đề tài:
1.3.2 Các tiêu chí xác định “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể” trong quy tắc xuất xứ
xuất xứ ưu đãi:
1.3.2.1 Tiêu chí tỉ lệ phần trăm giá trị gia tăng (Local Value Content – LVC):
Tiêu chí này yêu cầu hàng hóa được xem là có xuất xứ khi và chỉ khi đạt được một tỉ lệ phần trăm giá trị gia tăng nhất định so với giá trị đầu vào. Để tính ra được tỉ lệ phần trăm ấy, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn một trong hai công thức tính LVC bao gồm: công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp. Sau khi đã lựa chọn được một trong hai công thức trên, doanh nghiệp phải thống nhất áp dụng công thức đó trong suốt một năm tài chính22.
(i) Công thức tính trực tiếp:
LVC=
Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất
Trị giá FOB × 100%
(ii) Công thức tính gián tiếp:
LVC=
Trị giá FOB - Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất
Trị giá FOB × 100%
Trong đó:
“Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”23.
21 Hatem Mabrouk. Would harmonizing preferential rules of origin aid trade liberalization? Master thesis. University of Dundee. September 2014.
22 Khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của BộCông Thương quy định về xuất xứ
hàng hóa.
23Điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của BộCông Thương quy định về xuất xứ hàng hóa.
21
Nhìn vào hai công thức nêu trên có thể nhận thấy việc tính toán tỉ lệ LVC rất dễ dàng, chỉ cần có số liệu sau đó vận dụng một trong hai công thức trên sẽ tính ra được tỉ lệ LVC. Tuy nhiên, trên thực tế lại không đơn giản như vậy, tùy vào nguồn cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp cũng như trình độ của nhân viên kế toán để biết rằng việc tính toán tỉ lệ LVC cho hàng hóa có dễ dàng hay không. Doanh nghiệp phải có đủ bằng chứng, lưu giữ các hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu, minh chứng của các thông tin về chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bộ phận kế toán doanh nghiệp ghi chép lại một cách tỉ mỉ, chi tiết về chi phí nguyên liệu, nhân công hoặc những chi phí khác, căn cứ vào đó bộ phận phụ trách về xuất khẩu hàng hóa có thể dễ dàng tính ra được tỉ lệ LVC. Ngược lại trong trường hợp bộ phận kế toán của doanh nghiệp chưa được chuyên nghiệp nên không thể thống kê được hết các chi phí mà doanh nghiệp đã chi tiêu về nguồn nhân công, nguyên vật liệu, … thì quá trình tính toán tỉ lệ LVC rất khó khăn. Ngoài ra, tỉ lệ LVC sau khi được tính toán dựa vào hai công thức nêu rất dễ bị chi phối bởi giá cả thị trường, trong đó bao gồm chi phí nhân công và chi phí về nguyên vật liệu. Sau khi tính toán, nếu hàng hóa của doanh nghiệp thỏa mãn được tỉ lệ LVC nhất định thì hàng hóa được xem là có xuất xứ và doanh nghiệp không cần phải xem xét đến các tiêu chí khác.
1.3.2.2 Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (Change in Tariff Classification – CTC):
Tiêu chí này còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như: tiêu chí thay đổi mã HS hoặc tiêu chí thay đổi dòng thuế. Trong đó “chuyển đổi mã số hàng hóa” là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp hai số, bốn số hoặc sáu số so với mã HS của hàng hóa là nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó24. Sau khi được gia công, chế biến tại Việt Nam mà đặc tính của hàng hóa biến đổi đến mức có thể phân loại thành một dòng thuế khác với dòng thuế trước khi gia công, chế biến thì hàng hóa đó được coi là có xuất xứ Việt Nam25. Trong đó, thay đổi mã HS ở
24Điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của BộCông Thương quy định về xuất xứ hàng hóa.
25 Nguyễn Hoàng Thái Hy – Tài liệu học tập lớp chất lượng cao khóa 42 môn Pháp luật thương mại ASEAN, học kỳII năm học 2019 - 2020. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
22
cấp độ hai số là chuyển đổi chương (CC – Change in Chapter); thay đổi mã HS ở cấp độ bốn số là chuyển đổi nhóm (CTH – Change in Tariff Heading) và thay đổi mã HS ở cấp độ sáu số là chuyển đổi phân nhóm (CTSH – Change in Tariff Sub-Heading) và việc thay đổi mã HS từ các cấp độ CC, CTH, CTSH là sự thay đổi mã HS từ khó đến dễ. HS (Harmonized System) là hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số, được sử dụng cho việc phân loại hàng hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu26. Hệ thống này được duy trì bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức này năm 1993. Thực chất, danh mục mã HS do WCO ban hành chỉ phân loại hàng hóa đến cấp độ sáu số nhưng WCO cho phép các quốc gia thành viên có thể sử dụng tám số hoặc mười số để phân loại hàng hóa một cách cụ thể, chi tiết hơn. Ví dụ: trong chương 10 ngũ cốc phân loại lúa gạo với mã số HS là 1006, trong nhóm lúa gạo lại phân ra thành thóc với mã HS là 1006.10 và nhiều loại khác như gạo lứt với mã 1006.20, tấm với mã 1006.40; phân nhóm tấm lại phân ra thành loại dùng làm thức ăn chăn nuôi với mã 10064010 và các loại khác với mã 10064090. Tuy nhiên, về nguyên tắc tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa chỉ dừng lại ở việc thay đổi mã HS ở cấp độ sáu số mặc dù có trường hợp mã HS lên đến tám hoặc mười số. Nguyên nhân là do mã HS được sử dụng chung bởi các quốc gia thành viên WCO chỉ dừng lại ở cấp sáu số, việc phân loại hàng hóa cụ thể hơn ở cấp độ tám hoặc mười số là do mỗi quốc gia tự quy định vậy nên tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa chỉ dừng lại ở cấp độ sáu số.
Khác với tiêu chí LVC là thực hiện công việc tính toán phần giá trị gia tăng ít nhiều mang tính chủ quan thì tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa là một tiêu chí khách quan, mang tính kỹ thuật hơn bởi lẽ việc phân loại hàng hóa để áp mã HS phải tuân thủ sáu quy tắc phân loại hàng hóa nhất định. Ngoài ra, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa dựa trên mã HS, mà cách phân loại hàng hóa để áp mã HS lại căn cứ theo các quy tắc nhất định nên tiêu chí này không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường như tiêu chí LVC, tuy nhiên việc phân loại hàng hóa để áp mã HS không mấy dễ dàng vì
26 Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Đồng, Brian Staples – Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên. Dự án hỗ trợchính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu. Phiên bản cuối cùng tháng 11/2017.
23
các quy tắc để phân loại hàng hóa này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết, am hiểu, nắm vững về HS theo WCO và quy tắc phân loại cũng định kỳ thay đổi (năm năm một lần) nên đối với một số doanh nghiệp nhỏ, việc hiểu và áp dụng HS khó khăn hơn.
Tiêu chí CTC thường được áp dụng trong các trường hợp nguyên vật liệu nhập khẩu đầu vào để gia công sản xuất hàng xuất khẩu không có xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTAs.
Quy tắc De Minimis là một phương án dự phòng trong trường hợp hàng hóa bị xem là không có xuất xứ do một lượng nhỏ về khối lượng hoặc trọng lượng nguyên liệu không có xuất xứ không được chuyển đổi mã số hàng hóa theo quy tắc xuất xứ. Lượng nguyên liệu nhỏ này thường bằng hoặc ít hơn 10% khối lượng hoặc trọng lượng của thành phẩm thì chúng ta có thể bỏ qua việc hàng hóa không được chuyển đổi mã số HS. Quy tắc này thường được áp dụng với hàng dệt may, các sản phẩm sữa, dầu ăn, nước trái cây ... nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà quy tắc De Minimis có thể không được áp dụng. Trên thực tế, khi áp dụng tiêu chí CTC lại có trường hợp nguyên vật liệu cấu tạo nên sản phẩm có mã số HS trùng với mã số HS của chính thành phẩm thì liệu rằng hàng hóa đó có đạt tiêu chí CTC hay không? Bởi lẽ bản chất của tiêu chí này yêu cầu nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình thay đổi mã số HS nhưng một hoặc một số nguyên liệu không bị thay đổi mã số HS. Ví dụ: khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bếp gas mini có mã số HS 7321 và trong bảng thành phần nguyên liệu cấu tạo nên chiếc bếp gas mini có những vật liệu được nhập từ các quốc gia khác như Đức, Mĩ (nguyên liệu không có xuất xứ) cũng có mã số HS 7321 thì khi áp dụng tiêu chí CTC sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu và không được xem là có xuất xứ. Trong trường hợp này, quy định về tỉ lệ nguyên liệu không đáng kể (De Minimis) giống như một phao cứu sinh nhằm giúp thương nhân chứng minh được xuất xứ hàng hóa mặc dù nguyên liệu không có xuất xứ không thỏa
24
mãn được tiêu chí CTC nếu đáp ứng được điều kiện về trị giá hoặc về trọng lượng của nguyên liệu. Cụ thể27:
(i) Đối với hàng hóa có mã số HS không thuộc các trường hợp được liệt kê từ chương 50 đến chương 63, nếu trị giá của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ Việt Nam không vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa thì hàng hóa đó sẽ có xuất xứ Việt Nam mặc dù có nguyên vật liệu không thỏa mãn tiêu chí CTC.
(ii) Đối với hàng hóa có mã số HS thuộc các trường hợp được liệt kê từ chương 50 đến chương 63 cho phép áp dụng một trong hai điều kiện cả về trị giá lẫn trọng lượng của nguyên liệu. Nếu trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam không vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa hoặc trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam không vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa thì hàng hóa vẫn có xuất xứ Việt Nam mặc dù nguyên vật liệu không đảm bảo tiêu chí CTC.
Sở dĩ pháp luật phân chia thành điều kiện về trị giá và điều kiện về trọng lượng là vì hàng hóa thuộc chương 50 đến chương 63 là các hàng hóa thuộc ngành dệt may và chỉ duy nhất dệt may là nhóm sản phẩm có phần mô tả bằng trọng lượng của sợi, bông, xơ cấu thành nên sản phẩm dệt may đó. Nếu chỉ cho phép áp dụng duy nhất điều kiện về trị giá của nguyên liệu thì sẽ rất khó khăn và không công bằng cho doanh nghiệp trong trường hợp thành phần cấu tạo nên thành phẩm rất nhẹ nhưng lại có giá trị cao, do đó doanh nghiệp sẽ không có khả năng hưởng ưu đãi về thuế quan mặc dù chỉ có một thành phần không đáp ứng được tiêu chí CTC28.
Lưu ý rằng đối với quá trình sản xuất hàng hóa không sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng, … mặc dù được thực hiện kết hợp với nhau hoặc thực hiện riêng rẽ thì cũng không được xem xét đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa29 bao gồm: bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển
27 Khoản 1 Điều 11 Nghịđịnh 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủquy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
28 Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Đồng, Brian Staples – Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên. Dự án hỗ trợchính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu. Phiên bản cuối cùng tháng 11/2017.
29Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại
25
và lưu kho; lau bụi, sàng lọc; thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác; giết, mổ động vật....
1.3.2.3 Tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể:
Tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể yêu cầu nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc phải trải qua công đoạn gia công cụ thể hoặc phải đáp ứng được tỉ lệ LVC hay kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên30. Ví dụ: hàng hóa chỉ được xác định có xuất xứ Việt Nam khi và chỉ khi thỏa mãn một hoặc các điều kiện nhất định và các điều kiện đó được quy định cụ thể tại danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công thương ban hành. Trong chương 6, cành hoa hồng tươi có mã số HS 0603.11, sản phẩm này được xác định có xuất xứ Việt Nam nếu thỏa mãn được tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa – cụ thể là chuyển đổi chương (CC) nhưng đối với các loại hoa khác có mã số HS 0603.19 pháp luật quy định loại hoa này chỉ có thể được xem là có xuất xứ Việt Nam khi tỉ lệ LVC từ 30% trở lên hoặc thỏa mãn tiêu chí CTSH31. Do đó nếu hàng hóa không thỏa mãn được những điều kiện quy định trong danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng thì sẽ không được xem là có xuất xứ Việt Nam.
Tóm lại, không có một quy định chung, thống nhất về quy tắc xuất xứ ưu đãi mà mỗi FTA đều có từng quy tắc khác nhau và các quy tắc thường được sử dụng trong các FTAs nhằm các định xuất xứ của hàng hóa bao gồm:
(i) Quy tắc hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ đã được phân tích tại tiểu mục số 1.1.3.1.
(ii) Quy tắc chuyển đổi cơ bản hay đáng kể nêu trên bao gồm ba tiêu chí sau:
Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC).
30 Khoản 4 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của BộCông Thương quy định về xuất xứ
hàng hóa.
31 Phụ lục I Quy tắc cụ thể mặt hàng Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 của BộCông Thương quy định về xuất xứ hàng hóa.
26
Tỉ lệ phần trăm giá trị gia tăng (LVC hoặc RVC).
27
CHƯƠNG 2: QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI TRONG ASEAN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CỦA VIỆT NAM: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN (ATIGA) VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH GIỮA ASEAN VỚI ĐỐI TÁC NGOÀI KHỐI.
2.1 Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định ATIGA và việc thực hiện tại Việt Nam: 2.1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa thuần túy (Wholly Obtained – WO):
2.1.1.1 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy trong lãnh thổ một bên thành viên (WO):
Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một quốc gia thành viên được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ từ quốc gia thành viên xuất khẩu khi và chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây32:
(i) Hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên, trực tiếp tại lãnh thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu thông qua quá trình nuôi dưỡng, trồng trọt, thu hoạch, đánh bắt ...; (ii) Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa chỉ được thực hiện tại quốc gia thành viên xuất khẩu đó;
(iii) Trong trường hợp hàng hóa được cấu tạo từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau thì toàn bộ các nguyên vật liệu phải có xuất xứ thuần túy từ quốc gia thành viên xuất khẩu. Nếu có bất kỳ thành phần nguyên liệu nào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ được thêm vào trong quá trình sản xuất sẽ loại trừ hàng hóa