4. Ý nghĩa của đề tài:
3.3 Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định RCEP:
3.3.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa thuần túy (Wholly Obtained – WO):
Tương tự như Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định RCEP quy định hàng hóa có xuất xứ khi và chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây97:
95 Tóm tắt Chương 3 – Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương. Trung tâm WTO và Hội nhập. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
96 Khoản 1 Điều 3.20 Hiệp định CPTPP.
58
(i) Hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên, trực tiếp tại quốc gia thành viên thông qua quá trình trồng trọt, nuôi dưỡng, thu hoạch, đánh bắt...;
(ii) Nguyên vật liệu tạo ra hàng hóa có xuất xứ thuần túy từ quốc gia thành viên; (iii) Quá trình gia công, chế biến hàng hóa được thực hiện tại quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP còn cho phép các quốc gia thành viên nhập con giống, các loại thủy sản con từ quốc gia khác về để nuôi sau đó xuất khẩu vẫn được xem là có xuất xứ thuần túy. Ví dụ: doanh nghiệp Việt Nam nhập tôm giống từ Bangladesh về để nuôi thành tôm thành phẩm sau đó xuất đi, mặc dù không được sinh ra tại Việt Nam nhưng sản phẩm tôm này có xuất xứ thuần túy Việt Nam. Tuy nhiên không phải mọi Hiệp định mà Việt Nam tham gia đều có quy định về điều khoản này. Trong đó Hiệp định có nước đối tác là thành viên RCEP là Hiệp định AJCEP lại không cho phép áp dụng quy tắc nuôi trồng thủy sản. Do đó, giả sử doanh nghiệp Việt Nam nhập cá hồi con từ Na Uy về nuôi và xuất khẩu đi Nhật Bản, dựa vào Hiệp định AJCEP cá hồi thành phẩm không được xem là có xuất xứ thuần túy Việt Nam nhưng trong khuôn khổ Hiệp định RCEP cá hồi thành phẩm vẫn được xem là có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
3.3.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa không thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể”: đổi cơ bản hay đáng kể”:
3.3.2.1 Phản ứng hóa học (Chemical Reaction – CR):
Đây được xem là một tiêu chí mới trong Hiệp định RCEP và được các quốc gia thành viên đặc biệt quan tâm. Mặc dù trong một vài Hiệp định đã có quy định về điều khoản này (Hiệp định AANZFTA, Hiệp định CPTPP) nhưng trong quá trình thực thi đây là lĩnh vực có chuyên môn sâu và chỉ những nhà hóa học mới có thể biết được những phản ứng hóa học khi kết hợp các chất lại với nhau sẽ như thế nào. Và doanh nghiệp chỉ là những thương nhân làm ăn kinh doanh nên việc chứng minh tiêu chí này rất khó khăn do đó hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một C/O nào được cấp dựa vào tiêu chí phản ứng hóa học này cả. Tuy nhiên không phải hầu hết mọi sản phẩm đều có thể căn cứ vào tiêu chí này để xem xét về xuất xứ mà tiêu chí này chỉ áp dụng
59
đối với các sản phẩm hóa chất thuộc chương 29 và chương 38 tương đương với 76 dòng thuế.
Tiêu chí phản ứng hóa học quy định rằng sản phẩm thu được từ một phản ứng hóa học sẽ được xem là có xuất xứ nếu phản ứng hóa học đó diễn ra tại lãnh thổ quốc gia thành viên98. Tuy nhiên không phải mọi quá trình làm biến đổi công thức hóa học của một sản phẩm đều được xem là phản ứng hóa học mà các quá trình sau đây sẽ không được xem là phản ứng hóa học99 khi xem xét về xuất xứ hàng hóa:
(i) Hòa tan vào nước hoặc các dung môi khác. (ii) Khử các dung môi bao gồm cả việc khử nước.
(iii) Thêm nước vào hoặc loại bỏ nước ra khỏi các chất kết tinh.
Do đó mặc dù sản phẩm được tạo ra bởi một sự biến đổi về công thức hóa học và quá trình này được diễn ra trên lãnh thổ quốc gia thành viên nhưng thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không thỏa mãn tiêu chí phản ứng hóa học, vì vậy hàng hóa không được xem là có xuất xứ. Như vậy để chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là các sản phẩm hóa chất rất phức tạp và khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải chứng minh theo tiêu chí này nên Hiệp định RCEP còn cho phép các doanh nghiệp có thể chứng minh theo tiêu chí RVC40 hoặc tiêu chí CTH. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba tiêu chí trên để chứng minh xuất xứ của hàng hóa và trong trường hợp không thể chứng minh được theo tiêu chí phản ứng hóa học thì doanh nghiệp có thể chọn một trong hai tiêu chí còn lại để dễ dàng chứng minh. Khác với Hiệp định RCEP, Hiệu định AANZFTA chỉ cho phép sử dụng tiêu chí phản ứng hóa học nếu không sử dụng được tiêu chí RVC40 hoặc tiêu chí CTC100 cho các mặt hàng thuộc chương 28, chương 29 và chương 32, do đó chỉ khi nào không chứng minh được xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí RCV40 hoặc CTC thì doanh nghiệp mới
98Điểm f khoản 7 Phụ lục 3A Hiệp định RCEP.
99Điểm f khoản 7 Phụ lục 3A Hiệp định RCEP.
100Chú thích chương 28, chương 29 và chương 32 quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư
42/2018/TT-BCT ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 31/2015/TT-BCT ngày 24/09/2015 của BộCông thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thành lập khu vực thương
60
được quyền chứng minh theo tiêu chí phản ứng hóa học, khác với Hiệp định RCEP cho phép doanh nghiệp có quyền lựa chọn một trong ba tiêu chí và không có điều kiện ràng buộc nào cả.
3.3.2.2 Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Particular Specific Rule – PSR):
Tương tự như Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định RCEP quy định rằng: đối với một số sản phẩm nhất định muốn được xem là có xuất xứ phải đáp ứng một hoặc một số tiêu chí nhất định và nếu không thỏa mãn được các tiêu chí đó hàng hóa không được xem là có xuất xứ, các sản phẩm và tiêu chí cụ thể được quy định tại Phụ lục 3A Quy tắc cụ thể mặt hàng của Hiệp định RCEP. Ngoài ra đối với mặt hàng dệt may, đây cũng là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam bởi vì tiêu chí cấp C/O cho những sản phẩm thuộc chương dệt may thuận lợi hơn và đơn giản hơn rất nhiều so với các Hiệp định khác. Cụ thể Hiệp định AJCEP yêu cầu quá trình dệt may phải trải qua hai công đoạn gia công, chế biến tại quốc gia thành viên. Ví dụ, để quần áo được xem là có xuất xứ AJCEP, bông có xuất xứ từ quốc gia thành viên xe thành sợi, sợi này dệt thành vải và các công đoạn trên phải được thực hiện tại quốc gia thành viên. Hiệp định CPTPP lại yêu cầu quá trình dệt may phải trải qua ba công đoạn gia công, chế biến. Cụ thể đối với quần áo thuộc chương 61 chỉ được xem là có xuất xứ khi: đầu tiên sợi để dệt thành vải phải được xe tại lãnh thổ quốc gia thành viên, sau đó lấy sợi đã xe dệt thành vải và công đoạn này cũng phải được thực hiện tại lãnh thổ quốc gia thành viên, cuối cùng sử dụng vải đó để may quần áo và công đoạn này cũng phải được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia thành viên101. Nhưng trong Hiệp định RCEP chỉ quy định tiêu chí CC do đó chỉ cần xuất hiện quá trình thay đổi mã số HS chứ không cần xem xét đến sợi hoặc vải có xuất xứ từ đâu.
101 Phụ lục 1 Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 quy
61
3.3.3 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O):
Các quốc gia thành viên RCEP đưa ra nhiều cơ chế chứng nhận xuất xứ đơn giản để doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn, các cơ chế đó bao gồm102:
(i) Xin C/O giấy thông thường.
(ii) Doanh nghiệp là nhà xuất khẩu hàng hóa được quyền tự chứng nhận xuất xứ khi đáp ứng các điều kiện103: đăng ký theo quy định pháp luật; có hiểu biết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; có kinh nghiệm xuất khẩu; ....
(iii) Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quyền tự chứng nhận xuất xứ. Trong đó, Lào, Campuchia và Myanmar cam kết sẽ thực hiện cơ chế này trong vòng 20 năm và cũng có thể cộng thêm 10 năm nữa, tổng cộng 30 năm sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Nhưng Việt Nam và các quốc gia còn lại cam kết thực hiện trong vòng 10 năm và cũng có thể cộng thêm 10 năm nữa tổng cộng 20 năm sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực104. Riêng chỉ có Nhật Bản cam kết sẽ áp dụng cơ chế này ngay sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực105.
Như vậy có thể thấy rằng sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp của các quốc gia thành viên nói chung về sự đa dạng trong việc lựa chọn cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba cơ chế chứng nhận xuất xứ và thậm chí sau khi các quốc gia thực hiện cơ chế bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể chứng nhận xuất xứ thì các doanh nghiệp lại càng thuận lợi hơn trong quá trình khai C/O và xuất khẩu hàng hóa.
102 Khoản 1 Điều 3.16 Hiệp định RCEP.
103 Khoản 1 Điều 3.21 Hiệp định RCEP.
104 Khoản 2 Điều 3.16 Hiệp định RCEP.
105 RCEP – Hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (CIIS). Ngày 25/03/2021.
62