Điều kiện về chứng từ:

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 41 - 45)

4. Ý nghĩa của đề tài:

2.1.4Điều kiện về chứng từ:

Hiện nay trong quá trình thực hiện các cam kết về thuế theo FTAs mới của Việt Nam, các cơ quan Nhà nước đang nỗ lực sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu cao của các FTAs, tạo thuận lợi thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam với các nước châu Âu và châu Mỹ. Bên cạnh đó, nhằm giúp giảm thiểu chi phí, thời gian, loại bỏ các thủ tục hành chính phức tạp cũng như thúc đẩy quá trình thông quan hàng hóa diễn ra nhanh hơn, Nhà nước Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ thông qua việc tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại mà không cần phải thông qua thủ tục hành chính để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) như trước. Đây vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn cho doanh nghiệp, bởi vì muốn tự chứng nhận được xuất xứ hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ và vận dụng đúng các tiêu chí của quy tắc xuất xứ hàng hóa.

2.1.4.1 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O):

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là các loại chứng từ chứng nhận hàng hóa đã đáp ứng được các quy tắc xuất xứ hàng hóa bao gồm42:

(i) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D hay được gọi tắt là C/O giấy form D. (ii) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D điện tử hay được gọi tắt là C/O điện tử form D.

42 Khoản 12 Điều 1 Phụ lục I Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/08/2020 quy định sửa đổi, bổsung các thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

34

(iii) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: hóa đơn thương mại, bản tuyên bố thanh toán (billing statement), lệnh giao hàng (delivery order), phiếu đóng gói hàng hóa (packing list)43.

Trong đó, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác do cơ quan, tổ chức của quốc gia xuất khẩu cấp, trên đó ghi rõ xuất xứ và nguồn gốc của hàng hóa44. Căn cứ theo Điều 7 Phụ lục I Thông tư 19/2020/TT- BCT để C/O giấy mẫu D được xem là hợp pháp phải đảm bảo các điều kiện sau:

(i) C/O phải được ghi hoàn toàn bằng tiếng Anh, trên giấy màu trắng có khổ A4 theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 19/2020/TT-BCT.

(ii) Một bộ C/O phải bao gồm ba bản trong đó có một bản chính và hai bản sao các-bon (bản sao này được tạo ra bởi hai tờ giấy than đặt giữa ba bản, khi điền thông tin vào bản đầu tiên sẽ khiến cho bột màu từ giấy than tái tạo lại các nét chữ vừa điền lên hai bản còn lại). Doanh nghiệp xuất khẩu gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu bản C/O chính để nộp cho cơ quan hải quan của quốc gia nhập khẩu, hai bản sao còn lại một bản do tổ chức cấp C/O giữ và một bản doanh nghiệp xuất khẩu giữ.

(iii) Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng của tổ chức cấp C/O và số tham chiếu này sẽ được ghi ở ô trên cùng bên phải gồm 13 ký tự45.

(iv) Mỗi C/O phải có chữ ký tay và con dấu của tổ chức cấp C/O.

Quy trình, thủ tục đối với C/O điện tử đơn giản hơn so với C/O giấy bởi vì doanh nghiệp chỉ cần khai báo các thông tin trên trang web Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://www.ecosys.gov.vn. Sau

43 Khoản 1, 2 Điều 12 Phụ lục I Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/08/2020 quy định sửa đổi, bổsung các thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

44 Khoản 4 Điều 3 Nghịđịnh số31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủquy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa

45 Phụ lục III Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/08/2020 quy định sửa đổi, bổsung các thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

35

khi được Bộ Công thương cấp phép, C/O điện tử có thể sử dụng được như C/O giấy thông thường bởi vì giá trị pháp lý của hai bản C/O tương đương nhau46.

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc thương nhân tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D47. Quy trình này khác với quy trình chứng nhận xuất xứ thông thường ở chỗ: đối với quy trình tự chứng nhận xuất xứ, thương nhân chỉ cần khai báo và cam kết về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa trên hóa đơn thương mại hoặc trên các chứng từ khác do mình phát hành. Còn ở quy trình thông thường, thương nhân phải khai báo thông tin về nguồn gốc xuất xứ trên mẫu C/O do Bộ Công thương ban hành, sau đó tiến hành nộp các phí và lệ phí mới được cấp C/O. Lợi ích của cơ chế tự chứng nhận xuất xứ nhằm giúp cho thương nhân tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như giảm thiểu được sự phức tạp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, cơ chế này không được áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, do đang thực hiện thí điểm nên chỉ có những doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau đây mới được quyền yêu cầu Bộ Công thương cho phép tự chứng nhận xuất xứ48:

(i) Doanh nghiệp vừa là nhà xuất khẩu vừa là nhà sản xuất hàng hóa. Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất thì nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

(ii) Không vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hóa trong hai năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

(iii) Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương chỉ định.

46 Khoản 1 Điều 26 Phụ lục I Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/08/2020 quy định sửa đổi, bổ sung các thông

tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

47 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2015/TT-BCT ngày 20/08/2015 quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

48 Khoản 4 Điều 3 Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/08/2020 quy định sửa đổi, bổsung các thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

36

(iv) Mã số HS ở cấp bốn số của hàng hóa trong hồ sơ đề nghị cho phép tự chứng nhận xuất xứ giống với mã số HS của hàng hóa đã được cấp C/O ưu đãi trong vòng hai năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

2.1.4.2 Chứng từ vận chuyển quá cảnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chứng từ vận chuyển hàng hóa từ quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu nhưng lại quá cảnh ở một quốc gia khác được gọi là C/O giáp lưng hay Back-to-back C/O hoặc là Movement Certificate. C/O này do quốc gia xuất khẩu hàng hóa trung gian cấp dựa trên C/O của quốc gia xuất khẩu đầu tiên49 do vậy phải có giao dịch của ít nhất của ba quốc gia thành viên thì mới có thể cấp C/O giáp lưng50. Mục đích của C/O giáp lưng nhằm thể hiện rõ quốc gia nào chỉ là quốc gia trung gian xuất khẩu hàng hóa và quốc gia nào là quốc gia đầu tiên xuất khẩu hàng hóa. Ví dụ: thương nhân Việt Nam bán một lô hàng đã được cấp C/O Việt Nam cho một thương nhân Trung Quốc, thương nhân Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa nhằm bán lại cho một thương nhân tại quốc gia khác thì dựa trên C/O mà quốc gia Việt Nam đã cấp cho lô hàng hóa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Trung Quốc sẽ cấp một C/O giáp lưng cho lô hàng đó nhằm chứng nhận rằng Trung Quốc chỉ là quốc gia xuất khẩu trung gian lô hàng đó và Việt Nam mới là quốc gia đầu tiên xuất khẩu lô hàng.

2.1.4.3 Chứng từ về vận chuyển thẳng:

Khác với trường hợp vận chuyển hàng hóa từ quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu và quá cảnh tại một quốc gia khác, trường hợp này hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ quốc gia xuất khẩu đến quốc gia nhập khẩu mà không phải quá cảnh tại bất kỳ một quốc gia nào khác, khi đó doanh nghiệp chỉ cần xuất trình C/O gốc do quốc gia thành viên xuất khẩu cấp để thực hiện quá trình thông quan hàng hóa.

49 Khoản 13 Điều 1 Phụ lục I Thông tư 19/2020/TT-BCT ngày 14/08/2020 quy định sửa đổi, bổ sung các thông

tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

50 Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Đồng, Brian Staples – Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên. Dự án hỗ trợchính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu. Phiên bản cuối cùng tháng 11/2017.

37

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 41 - 45)