Quy tắc xuất xứ hàng hóa không thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 36 - 39)

4. Ý nghĩa của đề tài:

2.1.2Quy tắc xuất xứ hàng hóa không thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ

đổi cơ bản hay đáng kể”:

2.1.2.1 Tỉ lệ phần trăm giá trị gia tăng (Aditional Value Content) – RVC 40%:

Tiêu chí này yêu cầu hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu khi nhập khẩu vào lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác được xem là có xuất xứ ASEAN khi và chỉ khi

29

tỉ lệ RVC của hàng hóa tại quốc gia thành viên xuất khẩu đạt từ 40% trở lên34. Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ, tỉ lệ này có thể giảm xuống 35%, ví dụ sản phẩm máy nghiền và trộn thức ăn có mã số HS 8509.40 được xem có xuất xứ ASEAN khi tại quốc gia thành viên xuất khẩu nơi sản xuất hàng hóa, tỉ lệ RVC đạt từ 35% trở lên và thỏa mãn thêm tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa cụ thể là chuyển đổi phân nhóm CTSH35. Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Hiệp định ATIGA quy định hai công thức tính tỉ lệ RVC như sau:

(i) Phương pháp trực tiếp:

RVC =

Chi phí nguyên liệu ASEAN + Chi phí nhân công + Chi phí phân bổ + Chi phí khác + Lợi nhuận

Giá FOB x 100%

(ii) Phương pháp gián tiếp:

RVC = Giá FOB - Giá trị nguyên liệu không có xuất xứ

Giá FOB x 100%

Hiệp định ATIGA cho phép các quốc gia thành viên tự do lựa chọn áp dụng và chuyển đổi phương pháp tính tỉ lệ RVC, tuy nhiên phải thông báo cho Hội đồng FTA ít nhất trước sáu tháng trước khi áp dụng phương pháp mới36. Trong khuôn khổ Hiệp định ATIGA, để tính tỉ lệ RVC, Việt Nam đã chọn áp dụng phương pháp tính gián tiếp37, do đó việc xác minh xuất xứ đối với hàng hóa thỏa mãn được tiêu chí tỉ lệ RVC do Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia thành viên đều được áp dụng phương pháp gián tiếp vì Hiệp định ATIGA có quy định rằng: “Việc xác minh của quốc gia thành viên nhập khẩu đối với cách tính hàm lượng giá trị ASEAN phải được thực hiện bằng phương pháp tính toán mà quốc gia thành viên xuất khẩu đang áp dụng”38.

34 Mục i điểm a khoản 1 Điều 28 Hiệp định ATIGA.

35 Phụ lục I Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BCT ngày 22/07/2019 sửa đổi, bổsung Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộtrưởng Bộ Công Thương thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN.

36 Khoản 3 Điều 29 Hiệp định ATIGA.

37 Khoản 7 Điều 5 Phụ lục I Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 quy định thực hiện quy tắc xuất xứ

hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

30

2.1.2.2 Chuyển đổi mã số HS (Change in Tariff Classification – CTC) – De Minimis 10%:

Căn cứ theo mục ii điểm a khoản 1 Điều 28 Hiệp định ATIGA, hàng hóa được xem là có xuất xứ ASEAN khi toàn bộ nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để gia công, chế biến hàng hóa trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp bốn số, cụ thể là chuyển đổi nhóm (CTH). Khi đó, mã số HS ở cấp bốn số của nguyên liệu ban đầu phải khác so với mã số HS ở cấp bốn số của thành phẩm, ví dụ sản phẩm sợi tơ tằm và sợi kéo từ phế liệu tơ tằm đã đóng gói để bán lẻ có mã số HS 5006.00 được xem là có xuất xứ ASEAN khi và chỉ khi nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm là tơ tằm thô (chưa xe) có mã số HS 5002.00 hoặc tơ tằm phế phẩm có mã số 5003.00 trải qua quá trình thay đổi mã số HS ở cấp bốn số. Trong trường hợp này, ta thấy mã số HS của hai nguyên liệu nêu trên khác với mã số HS của thành phẩm ở cấp bốn số, do đó thành phẩm được xem là có xuất xứ vì thỏa mãn được tiêu chí CTH. Tuy nhiên, không phải tất cả hàng hóa đều được áp dụng tiêu chí này, trong trường hợp ngoại lệ một số sản phẩm đòi hỏi quá trình chuyển đổi mã số HS ở cấp hai số (chuyển đổi chương – CC) hoặc sáu số (chuyển đổi phân nhóm – CTSH). Ví dụ: đối với sản phẩm đường mía có mã số HS 1701.13, để được xem là có xuất xứ ASEAN nguyên liệu mía đường có mã số HS 1212.93 phải trải qua quá trình thay đổi mã số HS ở cấp hai số, thật vậy ở cấp độ hai số mã số HS của nguyên liệu khác với mã số HS của thành phẩm, do đó thành phẩm được xem là có xuất xứ vì thỏa mãn được tiêu chí CC. Tuy nhiên lưu ý rằng việc sử dụng thuật ngữ “thay đổi mã số HS ở cấp hai số, bốn số và sáu số” không có nghĩa là chúng ta phải thay đổi tất cả hai số, bốn số, sáu số trong cùng một lúc. Đối với tiêu chí CC chỉ cần thay đổi tối thiểu ở số thứ hai, tiêu chí CTH chỉ cần thay đổi tối thiểu số thứ tư và tiêu chí CTSH chỉ cần thay đổi tối thiểu số thứ sáu của mã số HS.

Hơn nữa, hàng hóa có được xem là có xuất xứ ASEAN hay không khi có một hoặc một số nguyên liệu không có xuất xứ sau khi trải qua quá trình gia công, chế biến mà các nguyên liệu này không bị thay đổi về mã số HS? Trong trường hợp này, Hiệp định ATIGA vẫn cho phép hàng hóa được xem là có xuất xứ mặc dù nguyên

31

liệu không có xuất xứ không đáp ứng được tiêu chí CTC với điều kiện giá trị nguyên liệu không đáp ứng được tiêu chí CTC ấy nhỏ hơn 10% giá trị FOB của hàng hóa39 hay được gọi là De Minimis 10%.

2.1.2.3 Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Particular Specific Rule – PSR):

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 28 Hiệp định ATIGA, hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia thành viên được xem là có xuất xứ ASEAN khi và chỉ khi tại quốc gia thành viên xuất khẩu, các nguyên liệu cấu tạo nên hàng hóa đáp ứng được các tiêu chí được liệt kê cụ thể tại Phụ lục 3 Danh mục tiêu chí xuất xứ sản phẩm cụ thể ban hành kèm theo Hiệp định ATIGA. Trong trường hợp quy tắc xuất xứ đối với một nguyên vật liệu không có xuất xứ cho phép lựa chọn áp dụng tiêu chí RVC, tiêu chí CTC, một công đoạn gia công, chế biến cụ thể hoặc kết hợp các tiêu chí nên trên, Hiệp định ATIGA yêu cầu mỗi quốc gia thành viên cho phép các thương nhân nhập khẩu hàng hóa được quyền quyết định sử dụng bất kỳ tiêu chí nào nhằm xem xét hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi thuế quan hay không40. Ví dụ: đối với sản phẩm máy giặt tự động có mã số HS 8450.11, Hiệp định ATIGA cho phép doanh nghiệp tự do lựa chọn một trong ba tiêu chí: RVC40, CTH, RVC35 và CTSH, giả sử doanh nghiệp lựa chọn tiêu chí RVC35 thì còn phải đáp ứng thêm tiêu chí CTSH để chứng minh hàng hóa có xuất xứ. Về nguyên tắc, tiêu chí này đơn giản như tiêu chí RVC nhưng đôi khi lại đòi quá nhiều tính kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất mà sản phẩm phải trải qua41.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 36 - 39)