4. Ý nghĩa của đề tài:
2.1.3 Điều kiện vận chuyển:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 32 Hiệp định ATIGA, để được hưởng ưu đãi về thuế quan đặc biệt theo các cam kết trong Hiệp định ATIGA, hàng hóa của quốc gia thành viên xuất khẩu không chỉ cần đáp ứng yêu cầu về xuất xứ mà còn phải được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu đến lãnh thổ của quốc
39 Khoản 1 Điều 33 Hiệp định ATIGA.
40Điểm b khoản 2 Điều 28 Hiệp định ATIGA.
41 Hatem Mabrouk. Would harmonizing preferential rules of origin aid trade liberalization? Master thesis. University of Dundee. September 2014.
32
gia thành viên nhập khẩu. Theo đó, tại khoản 2 Điều 32 Hiệp định ATIGA quy định các phương thức vận chuyển trực tiếp như sau:
Vận chuyển thẳng từ quốc gia hưởng xuất xứ đến quốc gia cho hưởng xuất xứ. Sau khi được gia công, chế biến hoàn chỉnh, hàng hóa được vận chuyển thẳng từ lãnh thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu đến quốc gia thành viên nhập khẩu hàng hóa và không quá cảnh tại bất kỳ quốc gia nào. Ví dụ: doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Campuchia ký kết hợp đồng mua bán gạo, sau khi được đóng gói hoàn chỉnh, gạo được vận chuyển thẳng từ Việt Nam sang Campuchia. Trong trường hợp này, hàng hóa được xem là đáp ứng yêu cầu vận chuyển trực tiếp vì hàng hóa được vận chuyển thẳng từ quốc gia thành viên xuất khẩu sang quốc gia thành viên nhập khẩu.
Quá cảnh tại lãnh thổ một quốc gia khác và điều kiện chuyển tải, lưu kho.
Đối với các quốc gia cách xa nhau về điều kiện địa lý, việc vận chuyển thẳng từ quốc gia thành viên xuất khẩu đến quốc gia thành viên nhập khẩu là điều không thể. Trong trường hợp này, việc vận chuyển hàng hóa vẫn được xem là trực tiếp nếu hàng hóa được vận chuyển từ quốc gia xuất khẩu đến quốc gia nhập khẩu nhưng lại thông qua một hoặc nhiều quốc gia thành viên hoặc không là thành viên mà quốc gia này không phải là quốc gia xuất khẩu hoặc quốc gia nhập khẩu với điều kiện:
(i) Quá cảnh hàng hóa là điều kiện cần thiết vì lý do địa lý hoặc do các yêu cầu vận tải. (ii) Hàng hóa chỉ đơn thuần quá cảnh tại quốc gia đó và không được tham gia vào bất kỳ giao dịch thương mại hoặc không được tiêu thụ tại quốc gia quá cảnh đó.
(iii) Hàng hóa không được trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác ngoài việc dỡ hàng, xếp hàng hoặc bảo quản hàng hóa.
Ví dụ: doanh nghiệp Lào và doanh nghiệp Philippines ký kết hợp đồng mua bán tôm biển đông lạnh, tôm được đánh bắt bởi tàu mang cờ Philippines sau đó được làm sạch và cấp đông tại Philippines, trên đường vận chuyển tôm từ Philippines sang Lào hàng hóa có quá cảnh tại Việt Nam. Trong trường hợp này, hàng hóa vẫn được xem là vận chuyển trực tiếp nếu tại Việt Nam hàng hóa đơn thuần chỉ quá cảnh nhằm chuyển tiếp đến Philippines, ngoài ra hàng hóa không được tham gia vào quá trình
33
thương mại cũng như tiêu thụ và chỉ được thực hiện các công đoạn dỡ hàng, xếp hàng, bảo quản hàng hóa. Bất kỳ một công đoạn gia công, chế biến nào khác tác động vào làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng điều kiện về vận chuyển trực tiếp.