Vấn đề chuyển hướng thương mại, gian lận xuất xứ và đề xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 52 - 55)

4. Ý nghĩa của đề tài:

2.3.3Vấn đề chuyển hướng thương mại, gian lận xuất xứ và đề xuất giải pháp:

Chuyển hướng thương mại (Trade diversion) là hiện tượng các quốc gia có khuynh hướng thay thế các nhà xuất khẩu cung cấp nguyên vật liệu truyền thống và hiệu quả bằng các nhà xuất khẩu của các thành viên FTA để được hưởng ưu đãi khi thỏa mãn yêu cầu về xuất xứ hàng hóa do các FTA định ra63. Thông thường trong thương mại hàng hóa quốc tế, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên chọn nguồn nguyên vật liệu có giá thành thấp nhất để nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên khi quốc gia mình đã là thành viên của một FTA hoặc CU nào đó làm cho nguồn nguyên liệu của các quốc gia thành viên khác trở nên rẻ hơn so với nguồn nguyên vật liệu của quốc gia không phải là thành viên. Từ đó tạo ra một sự chuyển hướng từ

61 Khoản 4 Điều 3 Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

62Điều 12 Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

63 Trần Thị Thuận Giang, Ngô Nguyễn Thảo Vy – Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứưu đãi chặt chẽ: Tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tạp chí Khoa học pháp lý số04/2017. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

45

nguồn nguyên vật liệu quen thuộc sang nguồn nguyên vật liệu từ các quốc gia cùng là thành viên FTA. Ví dụ: trước khi khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được hình thành, các nhà sản xuất Bắc Mỹ nhập khẩu sợi và vải từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ NAFTA gây ra một sự chuyển hướng thương mại khi các nhà sản xuất hàng dệt may từ quốc gia thuộc NAFTA chuyển hướng nhập khẩu nguồn cung nguyên vật liệu sang các quốc gia thành viên trong khối”64.

Gian lận xuất xứ là hiện tượng hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia không phải là thành viên của FTA xâm nhập vào thị trường quốc gia thành viên FTA nhằm hưởng các ưu đãi về thuế quan như các quốc gia thành viên FTA thông qua việc gian lận, giả mạo xuất xứ. Hiện nay, việc giả mạo xuất xứ tại Việt Nam diễn ra nhiều và mức độ ngày càng tinh vi, do đó Cơ quan hải quan đã thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào ba thị trường lớn bao gồm Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ và doanh nghiệp có nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tính đến thời điểm 16/12/2020, phát hiện 45 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu, phối hợp với Bộ Công an điều tra một vụ làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ65. Điển hình là vụ việc gần đây, đồ điện gia dụng của Công ty cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam thực chất có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng khi bán ra thị trường lại ghi xuất xứ Việt Nam. Thật vậy, đồ điện gia dụng của Asanzo được nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc về Việt Nam đều có C/O form E do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp nhưng Asanzo lại từ chối và xác nhận rằng chỉ nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để lắp ráp tại Việt Nam. Sau khi hàng hóa được nhập về Việt Nam, Asanzo tiến hành gỡ tem “Made in China” để xóa dấu vết xuất xứ từ Trung Quốc sau đó dán đè tem “Xuất xứ Việt Nam” lên66. Để giải quyết tình trạng giả mạo xuất xứ, tác giả đề xuất các giải pháp sau:

64 Trần Thị Thuận Giang, Ngô Nguyễn Thảo Vy – Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứưu đãi chặt chẽ: Tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Tạp chí Khoa học pháp lý số04/2017. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

65Ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa từ kiểm tra sau thông quan. Cổng thông tin điện tử Hải quan Việt Nam. Ngày 02/02/2021.

46

(i) Tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa tại cửa khẩu. Trong quá trình thực hiện việc thông quan hàng hóa, Cơ quan hải quan nên kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ về số lượng cũng như nguồn gốc của hàng hóa để tránh tình trạng doanh nghiệp khai báo hàng hóa là các nguyên liệu để lắp ráp nhưng thực tế lại là một sản phẩm hoàn thiện.

(ii) Tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu sẽ bị xử lý như sau:

 Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đối với cá nhân, 20 triệu đến 40 triệu đối với tổ chức có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung C/O hoặc các chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước.

 Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đối với cá nhân, 40 triệu đến 60 triệu đối với tổ chức có hành vi cung cấp tài liệu, chứng từ không đúng sự thật khi đề nghị cấp hoặc xác minh C/O.

 Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đối với cá nhân, 60 triệu đến 100 triệu đối với tổ chức có hành vi tự chứng nhận sai xuất xứ; làm giả C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cung cấp tài liệu, chứng từ không đúng sự thật khi đề nghị tự chứng nhận xuất xứ hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.

 Phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đối với cá nhân, 100 triệu đến 140 triệu đối với tổ chức có hành vi sử dụng C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ giả trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt tiền nêu trên còn khá thấp bởi lẽ khi thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, người vi phạm đã lường trước được việc có thể sẽ bị phạt, tuy nhiên vì khoản lợi nhuận trước mắt có thể vượt xa số tiền phạt nên họ sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm này để đạt được khoản lợi đó.

47

CHƯƠNG 3: QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO “THẾ HỆ MỚI” VÀ VIỆC THỰC HIỆN CỦA VIỆT NAM: SO SÁNH VỚI QUY TẮC XUẤT XỨ THEO HIỆP ĐỊNH ATIGA VÀ HIỆP ĐỊNH GIỮA ASEAN VỚI ĐỐI TÁC NGOÀI KHỐI.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 52 - 55)