Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định EVFTA:

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 55 - 59)

4. Ý nghĩa của đề tài:

3.1.Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định EVFTA:

Một điểm khác biệt lớn giữa Hiệp định ATIGA, Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối và Hiệp định EVFTA là EU vẫn đang áp dụng chế độ GSP đối với Việt Nam và Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi theo chế độ này đến ngày 31/12/2022. Từ sau khi EVFTA có hiệu lực đến nay, Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi song song theo chế độ GSP và Hiệp định EVFTA. Do đó doanh nghiệp Việt Nam có quyền lựa chọn giữa việc hưởng ưu đãi theo GSP hoặc theo Hiệp định EVFTA67.

3.1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa không thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể”: đổi cơ bản hay đáng kể”:

3.1.1.1 Chuyển đổi mã số HS (Change in Tariff Classification – CTC) – De Minimis 10%:

Tương tự như Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định EVFTA vẫn kết hợp áp dụng ba tiêu chí CC, CTH và CTSH khi xác định xuất xứ của hàng hóa nhưng Hiệp định EVFTA lại không sử dụng các cụm từ như CC, CTH và CTSH mà sử dụng cách diễn đạt khác, cụ thể68:

(i) Tiêu chí xuất xứ quy định “Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ chương nào để sản xuất, ngoại trừ chương của sản phẩm” nghĩa là cho phép doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ có mã HS ở cấp độ chương khác với chương của sản phẩm (CC) hay nói cách khác nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình biến đổi mã HS ở cấp hai số thì hàng hóa mới được xem là có xuất xứ. Ví dụ đối với sản phẩm ống dẫn bằng sắt có mã số HS 7306, doanh nghiệp được phép sử dụng bất

67 EVFTA – Guidance on the rules of origin. Version 4. Official EU Website. February 2021.

68 Khoản 4 chú giải 3 phụ lục I chú giải cho quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo

Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

48

kỳ nguyên liệu không có xuất xứ từ chương khác như sắt không hợp kim có mã số HS 7207, ở đây có sự chuyển đổi mã số HS ở cấp hai số nên sản phẩm ống sắt được xem là có xuất xứ.

(ii) Tiêu chí xuất xứ quy định “Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ nhóm của sản phẩm” nghĩa là cho phép doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ có mã HS ở cấp độ nhóm khác với nhóm của sản phẩm (CTH)69 hay nói cách khác nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua quá trình biến đổi mã HS ở cấp bốn số thì hàng hóa mới được xem là có xuất xứ. Ví dụ đối với sản phẩm đường lactoza, mantoza, glucoza… ở nhóm 1702, Hiệp định EVFTA cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng bất kỳ nguyên liệu không có xuất xứ từ các nhóm khác như đường mía hoặc đường củ cải ở nhóm 1701 hoặc mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường ở nhóm 1703 để chế biến ra các sản phẩm đường ở nhóm 1702, ở đây có sự chuyển đổi mã số HS ở cấp bốn số nên sản phẩm đường ở nhóm 1702 được xem là có xuất xứ mặc dù có thể cấu tạo từ các nguyên liệu không có xuất xứ.

(iii) Tiêu chí xuất xứ quy định “Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ phân nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ phân nhóm của sản phẩm” cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ có mã số HS ở cấp độ phân nhóm khác với phân nhóm của sản phẩm (CTSH) hay nói cách khác sản phẩm được xem là có xuất xứ khi và chỉ khi các nguyên liệu không có xuất xứ trải qua được quá trình biến đổi mã HS ở cấp độ sáu số. Ví dụ đối với sản phẩm máy kết hợp hai hay nhiều chức năng in, copy, fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng có mã số HS 8443.31, Hiệp định EVFTA cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng bất kỳ nguyên liệu không có xuất xứ từ phân nhóm khác như các bộ phận và linh kiện có mã số HS 8443.91 và 8443.99, ở đây có sự chuyển đổi mã số HS ở cấp sáu số nên sản phẩm máy có mã số HS 8443.31 vẫn được xem là có xuất xứ mặc dù được cấu tạo từ các bộ phận, linh kiện không có xuất xứ.

69Điểm a khoản 4 chú giải 3 Phụ lục I chú giải cho quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành

kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định

49

Tương tự như Hiệp định ATIGA và Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định EVFTA vẫn áp dụng tỉ lệ De Minimis 10% đối với hầu hết mọi hàng hóa, tuy nhiên, tỉ lệ này có thể bị thay đổi trong trường hợp ngoại lệ, cụ thể:

(i) Đối với sản phẩm thuộc chương 2 và chương 4 đến chương 24 trừ thủy sản chế biến thuộc chương 16, nguyên liệu không có xuất xứ không được vượt quá 10% giá xuất xưởng hoặc trọng lượng của sản phẩm70. Tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể, tỉ lệ tối đa không xuất xứ có thể thay đổi. Ví dụ: đối với mặt hàng ca cao và các chế phẩm từ ca cao thuộc chương 18, tỉ lệ này có thể lên đến 40%, cụ thể trọng lượng của nguyên liệu ca cao không có xuất xứ chiếm tỉ lệ từ 40% trở xuống thì sản phẩm ca cao và các chế phẩm từ ca cao vẫn được xem là có xuất xứ.

(ii) Đối với các sản phẩm còn lại, ngoại trừ những sản phẩm thuộc chương 50 đến chương 63, nguyên liệu không có xuất xứ không được vượt quá 10% giá xuất xưởng của sản phẩm71. Tuy nhiên, giống với điều kiện được liệt kê bên trên, tỉ lệ này có thể thay đổi tùy vào từng mặt hàng nhất định. Ví dụ: đối với mặt hàng hóa chất hữu cơ thuộc chương 29, tỉ lệ này có thể lên đến 50%, cụ thể trị giá nguyên liệu không có xuất xứ chiếm tỉ lệ từ 50% trở xuống thì sản phẩm vẫn được xem là có xuất xứ.

(iii) Đối với sản phẩm dệt may là các mặt hàng thuộc chương 50 đến chương 63, tỉ lệ này thay đổi một cách linh hoạt72. Ví dụ đối với sản phẩm dệt may được làm từ hai hoặc nhiều nguyên liệu dệt may cơ bản được quy định tại điểm a khoản 2 Chú giải 6 Phụ lục I Thông tư 11/2020/TT-BCT, nguyên liệu dệt may cơ bản không có xuất xứ này chiếm từ 10% trở xuống tổng trọng lượng các nguyên liệu dệt may cơ bản đã sử dụng thì sản phẩm dệt may vẫn được xem là có xuất xứ73. Ngoài ra, đối với sản phẩm có chứa sợi làm từ polyurethane đã được phân đoạn với những đoạn linh

70Điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

71Điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

72Điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

73 Khoản 1 Chú giải 6 Phụ lục I chú giải cho quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo

Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

50

hoạt từ polyether đã hoặc chưa bọc thì tỉ lệ tối đa không xuất xứ có thể lên đến 20%74, nghĩa là những sản phẩm dệt may được cấu tạo từ sợi polyurethane không có xuất xứ vẫn được xem là có xuất xứ nếu sợi đó chỉ chiếm tỉ lệ từ 20% trở xuống tổng trọng lượng các nguyên liệu dệt may cơ bản đã được sử dụng.

Tuy nhiên, khi nhìn vào tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể của sản phẩm thuộc “ex Chương 62”, người đọc sẽ lầm tưởng rằng tỉ lệ De Minimis 47,5% chỉ được áp dụng cho công đoạn gia công, chế biến thứ hai nhưng trên thực tế tỉ lệ này vẫn được áp dụng cho cả hai công đoạn, chế biến75.

3.1.1.2 Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Particular Specific Rule – PSR):

Tương tự như Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể trong Hiệp định EVFTA yêu cầu nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình gia công hoặc chế biến cụ thể tại quốc gia thành viên hoặc sản phẩm phải được gia công, chế biến từ nguyên liệu có xuất xứ thuần túy nhất định thì hàng hóa mới được xem là có xuất xứ76. Tuy nhiên, đối với chương về các sản phẩm dệt may, tiêu chí này được quy định chặt chẽ hơn vì Hiệp định EVFTA yêu cầu áp dụng quy tắc “từ vải trở đi” đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam77. Ví dụ: để quần áo xuất khẩu từ Việt Nam sang EU được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định EVFTA thì quá trình từ bông xe thành sợi và từ sợi dệt thành vải phải được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam và các nguyên liệu trong quá trình đó phải có xuất xứ Việt Nam. Một điều đặc biệt mà Hiệp định song phương này cho phép, đó là trong quá trình sản xuất các sản phẩm dệt may thuộc chương 61 và chương 62, EU cho phép Việt Nam sử dụng vải nhập

74 Khoản 3 Chú giải 6 Phụ lục I chú giải cho quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

75 EVFTA – Guidance on the rules of origin. Version 4. Official EU Website. February 2021.

76 EVFTA – Những điều doanh nghiệp cần biết. Tài liệu lớp tập huấn: Lưu ý cho doanh nghiệp khi khai thác lợi thế từ RCEP và EVFTA. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC). Ngày 09/04/2021.

77Đểđược hưởng thuếquan ưu đãi theo EVFTA, hàng dệt may phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Cổng thông tin điện tử BộCông thương. Ngày 25/05/2020.

51

khẩu từ Hàn Quốc để tạo ra thành phẩm xuất khẩu sang EU mà vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA78.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 55 - 59)