Điều kiện về vận chuyển:

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 59 - 63)

4. Ý nghĩa của đề tài:

3.1.2Điều kiện về vận chuyển:

3.1.2.1 Vận chuyển thẳng từ quốc gia hưởng xuất xứ đến quốc gia cho hưởng:

Thông thường vận chuyển thẳng áp dụng trong trường hợp các quốc gia có chung đường biên giới với nhau, tuy nhiên Việt Nam và EU cách xa nhau về mặt địa lý, do đó việc hàng hóa được vận chuyển thẳng từ Việt Nam sang EU hoặc ngược lại là rất khó thực thi vì vậy buộc một trong hai quốc gia thành viên khi vận chuyển hàng hóa phải quá cảnh qua một quốc gia thứ ba.

3.1.2.2 Quá cảnh tại lãnh thổ một quốc gia khác và điều kiện chuyển tải, lưu kho:

Hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia thành viên được nhập khẩu vào quốc gia thành viên còn lại vẫn giữ nguyên được xuất xứ ban đầu nếu trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không làm thay đổi bản chất hàng hóa79, nếu tại bất kỳ lãnh thổ của quốc gia không phải là thành viên, hàng hóa trải qua các công đoạn vượt quá các công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa thì hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia thành viên được xem là không có xuất xứ80. Ví dụ: hàng hóa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang EU và quá cảnh tại một quốc gia khác, tại quốc gia này chỉ thực hiện các công đoạn bảo quản hàng hóa thì sau khi nhập khẩu vào EU, hàng hóa vẫn giữ nguyên được xuất xứ Việt Nam, ngược lại nếu tại quốc gia đó hàng hóa được thực hiện một số công đoạn gia công khác làm biến đổi bản chất của hàng hóa thì sau khi hàng hóa được nhập khẩu vào EU, hàng hóa được xem là không có xuất xứ. Hiệp định EVFTA chỉ quy định thêm nguyên tắc không thay đổi xuất xứ chứ không phải quy định một quy tắc chặt chẽ hơn đối với trường hợp hàng hóa được vận chuyển trực tiếp81.

78 Khoản 7 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

79 Khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

80 Khoản 2 Điều 17 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

52

3.1.3 Điều kiện về chứng từ:

3.1.3.1 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O):

Khác với các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối chỉ áp dụng duy nhất một cơ chế chứng nhận xuất xứ là cơ chế C/O giấy thông thường, Hiệp định EVFTA đưa ra hai cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm82:

(i) C/O giấy thông thường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (ii) Tự chứng nhận xuất xứ bởi nhà xuất khẩu:

 Hàng hóa xuất khẩu từ EU sang Việt Nam: đối với lô hàng có giá trị từ 6000 EUR trở xuống, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được quyền tự chứng nhận xuất xứ nhưng đối với lô hàng có giá trị trên 6000 EUR thì chỉ những nhà xuất khẩu nào đáp ứng đủ điều kiện mà EU quy định thì doanh nghiệp đó mới được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa83. Ngoài ra, EU còn áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đối với nhà xuất khẩu đã đăng ký trên hệ thống đăng ký nhà xuất khẩu (Registered Exporters – REX). Tuy nhiên, vào ngày 08/04/2020, EU thông báo rằng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đối với nhà xuất khẩu thuộc hệ thống REX sẽ được áp dụng từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực, do đó cơ chế cấp C/O thông thường và tự chứng nhận xuất xứ dựa vào giá trị lô hàng sẽ không được áp dụng tại EU nữa. Vì vậy các doanh nghiệp EU sẽ không cần phải xuất trình C/O mẫu EUR.1 hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam84 mà họ chỉ cần điền số REX vào mẫu lời văn tự chứng nhận xuất xứ tại Phụ lục VI ban hành theo Văn kiện Hiệp định EVFTA – Nghị định thư 1 quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý tài chính.

82 Khoản 1, 2 Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

83 Tóm tắt Nghịđịnh thư 1 – Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Trung tâm WTO và Hội nhập. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

53

 Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU: về mặt lý thuyết, Hiệp định EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU được quyền tự chứng nhận xuất xứ cho lô hàng có trị giá từ 6000 EUR trở xuống. Tuy nhiên trên thực tế, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam chưa được thực thi vì Việt Nam vẫn đang bảo lưu điều khoản quy định về cơ chế này, do đó Việt Nam chỉ áp dụng cơ chế cấp C/O giấy thông thường cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Hiện nay, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa chỉ mới được Việt Nam áp dụng thí điểm đối với hàng hóa được xuất khẩu sang các quốc gia ASEAN theo Hiệp định ATIGA mà thôi85.

3.1.3.2 Chứng từ vận chuyển quá cảnh:

Khác với Hiệp định ATIGA yêu cầu hàng hóa quá cảnh qua một quốc gia thứ ba phải được cấp C/O giáp lưng, Hiệp định EVFTA lại yêu cầu hàng hóa phải có Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ hoặc bất kỳ chứng từ chứng minh hàng hóa nằm trong sự kiểm soát của quốc gia quá cảnh. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp quá cảnh hàng hóa đều cần phải có các chứng từ này, chỉ khi nào quốc gia nhập khẩu yêu cầu thì quốc gia xuất khẩu mới cần xuất trình các chứng từ đó86.

3.1.4 Một số quy định khác trong xác định xuất xứ hàng hóa:

3.1.4.1 Quy tắc thành phần quốc gia bảo trợ (thành phần quốc gia cho hưởng):

Khác với Hiệp định ATIGA không cho phép áp dụng quy tắc thành phần quốc gia bảo trợ, Hiệp định EVFTA lại cho phép áp dụng quy tắc này, cụ thể: hàng hóa được coi là có xuất xứ tại quốc gia thành viên xuất khẩu mặc dù được cấu tạo từ một số nguyên liệu có xuất xứ từ quốc gia thành viên còn lại với điều kiện công đoạn gia

85 Tóm tắt Nghịđịnh thư 1 – Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Trung tâm WTO và Hội nhập. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

86 Khoản 4 Điều 17 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

54

công, chế biến được thực hiện tại quốc gia xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản87. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.2 Quy tắc xuất xứ cộng gộp:

Khác với Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN và đối tác ngoài khối, Hiệp định EVFTA ngoài việc cho phép cộng gộp toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ từ quốc gia thành viên còn cho phép cộng gộp xuất xứ mở rộng trong 2 trường hợp sau đây:

(i) Cộng gộp xuất xứ Hàn Quốc đối với hàng dệt may: vải có xuất xứ từ Hàn Quốc được sử dụng để sản xuất các mặt hàng được liệt kê tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 11/2020/TT-BCT sẽ được xem là có xuất xứ Việt Nam với điều kiện công đoạn gia công, chế biến vải thành hàng dệt may không phải là các công đoạn gia công, chế biến đơn giản88.

(ii) Cộng gộp xuất xứ ASEAN đối với mực và bạch tuộc: Hiệp định EVFTA cho phép các nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia ASEAN vẫn được xem là có xuất xứ Việt Nam nếu đáp ứng đủ các điều kiện89:

(1) Nguyên liệu này phải được liệt kê tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BCT bao gồm: mực năng và mực ống sống, tươi hoặc ướp lạnh; bạch tuộc sống, tươi hoặc ướp lạnh.

(2) Nguyên liệu phải trải qua quá trình gia công, sản xuất sản phẩm được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 11/2020/TT-BCT, cụ thể: đã chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh hoặc được bảo quản.

(3) Nguyên liệu này có xuất xứ từ bất kỳ quốc gia ASEAN nào mà giữa quốc gia này và EU đã ký một hiệp định thương mại cụ thể.

87 Khoản 1 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

88 Khoản 7 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

89 Khoản 2 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

55

(4) Mức thuế ưu đãi áp dụng cho nguyên liệu mà EU dành cho các nước ASEAN thấp hơn mức dành cho Việt Nam trong EVFTA90.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 59 - 63)