Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định CPTPP:

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 63 - 65)

4. Ý nghĩa của đề tài:

3.2.Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Hiệp định CPTPP:

3.2.1 Quy tắc xuất xứ hàng hóa không thuần túy – Căn cứ xác định “chuyển đổi cơ bản hay đáng kể”: đổi cơ bản hay đáng kể”:

3.2.1.1 Tỉ lệ phần trăm giá trị gia tăng (Aditional Value Content) – RVC 40%:

Khác với Hiệp định ATIGA và Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định CPTPP đưa ra bốn công thức tính RVC bao gồm ba công thức chung và một công thức dành riêng cho xe ô tô như sau91:

(i) Công thức tính giá trị tập trung: dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ xác định:

RVC =

Trị giá hàng hóa - Trị giá nguyên liệu không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ quy định tại Phụ lục I

Trị giá hàng hóa X 100%

(ii) Công thức tính gián tiếp: dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ:

RVC =

Trị giá hàng hóa - Trị giá nguyên liệu không xuất xứ hoặc

không xác định được xuất xứ không quy định tại Phụ lục I

Trị giá hàng hóa X 100%

(iii) Công tính tính trực tiếp: dựa trên trị giá của nguyên liệu có xuất xứ: RVC = Trị giá nguyên liệu có xuất xứ

Trị giá hàng hóa X 100%

90Điểm c khoản 5 Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu.

91 Khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

56

(iv) Công thức tính chi phí tịnh chỉ áp dụng đối với ô tô:

RVC =

Chi phí tịnh - Trị giá nguyên liệu không xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ không được quy định tại Phụ lục I

Chi phí tịnh X 100%

Mặc dù Hiệp định CPTPP chia ra bốn công thức tính RVC nhưng về cơ bản các cách tính RVC trong CPTPP cũng tương tự như trong Hiệp định ATIGA và Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối92. Việc phân chia ra bốn công thức như vậy nhằm mục đích bổ sung thông tin cho phần quy tắc cụ thể mặt hàng vì trong danh mục này, một số sản phẩm áp dụng tỉ lệ RVC khác nhau cho từng công thức khác nhau. Ví dụ: để dược phẩm có mã số HS 3006.50 được xem là có xuất xứ, các nguyên liệu có xuất xứ phải đạt từ 35% trở lên theo công thức tính trực tiếp hoặc đạt từ 45% trở lên theo công thức tính gián tiếp. Do đó một sự khác biệt rất lớn giữa Hiệp định CPTPP và Hiệp định ATIGA, Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối là tỉ lệ RVC của hai Hiệp định này được áp dụng cố định còn tỉ lệ RVC trong CPTPP được áp dụng linh hoạt hơn theo từng công thức tính giúp doanh nghiệp của các quốc gia thành viên có thể đáp ứng tốt hơn quy tắc này.

3.2.1.2 Chuyển đổi mã số HS (Change in Tariff Classification) – De Minimis 10%:

Tương tự như Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định CPTPP vẫn áp dụng tỉ lệ De Minimis 10%93 đối với hầu hết sản phẩm trong đó bao gồm sản phẩm dệt may94. Tuy nhiên quy định này không được áp dụng đối với một số mặt hàng được quy định cụ thể tại phụ lục I Thông tư 06/2020/TT-BCT. Vì vậy có sự khác biệt giữa Hiệp định ATIGA và Hiệp định CPTPP ở chỗ Hiệp định ATIGA cho phép áp dụng tỉ lệ De Minimis đối với toàn bộ

92 Tóm tắt Chương 3 – Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương. Trung tâm WTO và Hội nhập. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

93 Khoản 1 Điều 14 Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp

định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương.

94 Khoản 1, khoản 2 Điều 29 Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương.

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm và không quy định về ngoại lệ áp dụng nhưng Hiệp định CPTPP lại quy định về một số trường hợp ngoại lệ không được áp dụng tỉ lệ De Minimis 10%.

3.2.1.3 Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Particular Specific Rule – PSR):

Tương tự như Hiệp định ATIGA và các Hiệp định giữa ASEAN với đối tác ngoài khối, Hiệp định CPTPP yêu cầu hàng hóa được xem là có xuất xứ khi và chỉ khi trải qua những công đoạn gia công, chế biến nhất định tại quốc gia thành viên. Trong CPTPP, quy tắc này được quy định chủ yếu cho các loại hàng hóa mà việc sử dụng các quy tắc về RVC hoặc CTC quá phức tạp hoặc không thể áp dụng được95.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 63 - 65)