Một số quy định khác trong xác định xuất xứ hàng hóa:

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 45 - 48)

4. Ý nghĩa của đề tài:

2.1.5Một số quy định khác trong xác định xuất xứ hàng hóa:

2.1.5.1 Quy tắc thành phần nước bảo trợ (thành phần nước cho hưởng):

Trong trường hợp hàng hóa được cấu tạo từ một hoặc nhiều nguyên vật liệu có xuất xứ từ quốc gia cho hưởng xuất xứ thì nguyên vật liệu này vẫn được xem là có xuất xứ của quốc gia xuất khẩu do đó khi hàng hóa được xuất khẩu sang quốc gia cho hưởng xuất xứ thì hàng hóa được xem là có xuất xứ từ quốc gia xuất khẩu mặc dù có một hoặc một vài nguyên liệu có xuất xứ từ quốc gia cho hưởng xuất xứ. Ví dụ: Việt Nam sản xuất và xuất khẩu dây điện sang New Zealand, ngoài những nguyên liệu có sẵn Việt Nam còn nhập thêm cao su từ Thái Lan chiếm 30% giá FOB và đồng từ New Zealand chiếm 40% giá FOB. Theo quy tắc thành phần nước bảo trợ, nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand vẫn được xem là nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam do đó tỉ lệ RVC Việt Nam chiếm 70% giá FOB nên hàng hóa được xem là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, quy tắc này lại không được quy định trong Hiệp định ATIGA và hiện nay trên thế giới chỉ có một số quốc gia áp dụng quy tắc này như: EU, New Zealand, Nhật, Thụy Sĩ.

2.1.5.2 Quy tắc xuất xứ cộng gộp:

Hiệp định ATIGA quy định hai phương thức cộng gộp bao gồm51: cộng gộp toàn bộ và cộng gộp từng phần.

(i) Cộng gộp toàn bộ: trong quá trình tính toán tỉ lệ RVC, nếu hàng hóa của một quốc gia thành viên được cấu tạo bởi nguyên liệu có xuất xứ từ quốc gia thành viên khác và nguyên liệu có tỉ lệ RVC từ 40% trở lên thì nguyên liệu ấy vẫn được xem là có xuất xứ từ quốc gia thành viên sản xuất ra hàng hóa, do đó trị giá của nguyên liệu này sẽ được cộng gộp 100% khi tính tỉ lệ RVC. Ví dụ: để sản xuất ra sản phẩm bánh gạo, ngoài những nguyên liệu sẵn có, doanh nghiệp Lào còn nhập khẩu gạo từ Việt Nam và gạo có tỉ lệ RVC 56%, theo Hiệp định ATIGA, tổng giá trị nguyên liệu gạo

38

có xuất xứ Việt Nam sẽ được cộng gộp 100% vào giá trị nguyên liệu có xuất xứ khi tính tỉ lệ RVC.

(ii) Cộng gộp từng phần: nếu nguyên vật liệu của bất kỳ quốc gia thành viên nào có tỉ lệ RVC từ 20% đến dưới 40% được sử dụng để sản xuất hàng hóa thì khi tính tỉ lệ RVC của hàng hóa, tỉ lệ RVC của nguyên vật liệu được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế. Tương tự ví dụ nêu trên, giả sử gạo nhập khẩu từ Việt Nam có tỉ lệ RVC 36% thì khi tính toán tỉ lệ RVC cho hàng hóa chỉ được phép cộng gộp 36% trên tổng giá trị của gạo nhập khẩu từ Việt Nam.

2.1.5.3 Các quy tắc khác liên quan đến việc xác định xuất xứ hàng hóa:

Về bao bì và vật liệu đóng gói: Trong trường hợp hàng hóa đi kèm với các vật liệu đóng gói như thùng carton, bao ni lông, hộp giấy, vỏ chai, mút xốp... thì tổng giá trị của những vật liệu này có được tính đến khi xét xuất xứ của hàng hóa hay không? Điều 34 Hiệp định ATIGA quy định cách giải quyết vấn đề này như sau:

(i) Đối với các bao bì và vật liệu đóng gói đi kèm hàng hóa đến tay người tiêu dùng, ví dụ như vỏ chai nước, hộp giấy bọc sản phẩm, bao ni lông ... Khi áp dụng tiêu chí RVC để xét xuất xứ của hàng hóa, tổng giá trị các vật liệu đóng gói và bao bì vẫn được xem làm một phần của hàng hóa, do đó vẫn được tính đến khi xét xuất xứ. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng tiêu chí CTC, bao bì và vật liệu đóng gói không được xem là nguyên liệu không có xuất xứ, do đó không yêu cầu phải trải qua quá trình chuyển đổi mã số HS.

(ii) Đối với các bao bì và vật liệu đóng gói chỉ dùng để vận chuyển hàng hóa, ví dụ: thùng carton, mút xốp.... Kể cả có áp dụng tiêu chí RVC hay tiêu chí CTC thì bao bì và vật liệu đóng gói ấy không được tính đến khi xét xuất xứ của hàng hóa.

Về phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ: Khi áp dụng tiêu chí CTC hoặc tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể để xác định xuất xứ của hàng hóa, phụ kiện, phụ

39

tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đi kèm sẽ không được xét đến khi xét xuất xứ nếu52:

(i) Phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác nằm trong một hóa đơn chung với hóa đơn hàng hóa.

(ii) Số lượng và giá trị của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác phù hợp với hàng hóa.

Ví dụ: một máy tính xách tay trong đó có bộ sạc đi kèm, bộ sạc này sẽ không được tính đến khi xét xuất xứ của máy tính xách tay nếu bộ sạc và máy tính xách tay được liệt kê trong cùng một hóa đơn, số lượng bộ sạc có thể là một và giá trị bộ sạc chiếm từ 20 – 30% giá trị của máy tính xách tay. Ngược lại, nếu bộ sạc và máy tính xách tay có thể được ghi ở hai hóa đơn khác nhau và giá trị bộ sạc có thể lớn hơn giá trị của máy tính xách tay thì bộ sạc vẫn phải tính đến khi xét xuất xứ của máy tính xách tay. Tuy nhiên căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Hiệp định ATIGA, khi áp dụng tiêu chí RVC để xét xuất xứ của hàng hóa, giá trị của mọi phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin khác đều phải được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

Các yếu tố trung gian: Khi xác định xuất xứ của hàng hóa, mặc dù được sử dụng trong quá trình gia công, chế biến hàng hóa nhưng các yếu tố sau đây không còn nằm lại trong hàng hóa thì không được tính đến khi xét xuất xứ53 bao gồm: nhiên liệu, năng lượng; dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc; phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng; chất xúc tác và dung môi....

Nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế cho nhau: Là những nguyên vật liệu tương đồng về chất lượng, đặc tính vật lý và kỹ thuật, khi được kết hợp với nhau tạo thành sản phẩm thì rất khó phân biệt chúng với nhau54. Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Hiệp định ATIGA, khi xác định xuất xứ của các nguyên vật liệu giống nhau

52 Khoản 1 Điều 35 Hiệp định ATIGA.

53Điều 36 Hiệp định ATIGA.

54 Khoản 6 Điều 1 Phụ lục I Thông tư 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 quy định thực hiện quy tắc xuất xứ

40

và có thể thay thế cho nhau sẽ dựa trên sự phân biệt tự nhiên của mỗi nguyên vật liệu cụ thể hoặc các quy định kế toán về quản lý kho, do đó phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, “case-by-case basic” để xác định xuất xứ của nguyên liệu và Hiệp định ATIGA không nêu ra bất kỳ quy tắc cụ thể nào để xác định xuất xứ của các nguyên liệu ấy trong trường hợp này.

Công đoạn gia công, chế biến đơn giản: Những công đoạn gia công, chế biến nhằm mục đích bảo quản hàng hóa, hỗ trợ việc vận chuyển, đóng gói hoặc trưng bày khi thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau sẽ không được xét đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa55. Do đó hàng hóa có xuất xứ từ một quốc gia thành viên được nhập khẩu vào một quốc gia thành viên khác mà tại quốc gia này chỉ dừng lại ở việc thực hiện các công đoạn gia công, chế biến nêu trên sau đó xuất khẩu sang một quốc gia thành viên thứ ba thì hàng hóa vẫn giữ được xuất xứ ban đầu bởi vì các công đoạn gia công, chế biến này không làm thay đổi bản chất hàng hóa. Ví dụ đối với trường hợp hàng hóa được quá cảnh qua một quốc gia thứ ba là quốc gia thành viên, tại đây chỉ thực hiện việc xếp và dỡ hàng thì hàng hóa vẫn được giữ nguyên xuất xứ.

Một phần của tài liệu Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận về tự do hóa thương mại giữa việt nam với nước ngoài – liên hệ việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi tại việt nam (Trang 45 - 48)