Đối với lãnh đạo

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Sự HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆCCỦA NHÂN VIÊN KINH DOANH CÔNG TY TNHH SUNTORY PEPSICOKHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH 10598304-1200-233736.htm (Trang 103 - 105)

Theo kết quả nghiên cứu trên, lãnh đạo cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc với hệ số β =0.218, đứng thứ 2 trong nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên bán hàng tại SPVB khu vực Hồ Chí Minh. Đây có thể nói là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết nhân viên nghỉ việc là do lãnh đạo trực tiếp của mình và ngược lại. Để có thể truyển động lực, giữ chân nhân tài thì lãnh đạo phải lãnh đạo được chính mình, rồi sau đó dùng người và quản người.

Tại SPVB cũng vậy, lãnh đạo phải luôn kiểm soát, tự nhận thức tốt bản thân mình. Đây cũng là một trong những chi tiêu quan trọng trong việc đánh giá thành tích cuối năm. Vậy tại sao lại phải làm như vậy. Vì tự rèn luyện được bản thân là cái gốc trước khi muốn quản lí, dẫn dắt người khác. Một người lãnh đạo cần phải có bản lãnh, biết khống chế cảm xúc của mình để khi gặp khó khăn để không bị mất động lực ý chí, nhân viên bên dưới có thể tin tưởng và dựa vào, và ngược lại khi gặp thuận lợi, thành công không chủ quan tự kiêu.

Bên cạnh đó, một người lãnh đạo có kỷ luật như tuân thủ những quy định, văn hóa của công ty, tự đưa ra những pháp chế riêng biệt cho đội nhóm và chấp hành một cách nghiêm chỉnh... Những điều đó sẽ vô hình dung tạo nên một văn hóa kỷ luật đổi với đội nhóm mà người đó dẫn dắt. Đây là một trong những điều quan trọng trong quản trị vì ngay nay hầu hết các công ty nói chung và tại SPVB nói riêng các lãnh đạo, nhà quản lí luôn đưa ra những công cụ, thiết bị để kiểm soát nhân viên, mà chưa chú trọng đến những điều cốt lõi, những tư duy kỷ luật, những lí do chính đáng để thực hiện nhiệm vụ được giao trong Công ty.

Tiếp theo, sự sáng tạo, khác biệt trong tư duy lẫn hành động luôn là điểm nhấn khiến nhân viên cảm thấy nể phục và tôn trọng. Vì muốn người khác tôn trọng, tuân thủ mình thì điều quan trọng nhất đó là bản thân phải làm những việc mà người khác không làm được. Do đó, lãnh đạo phải luôn luôn trau dồi, học tập rẻn luyện để nâng cao kiến thức bản thân, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan và tự thỏa mãn với bản thân.

“ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Cách đây hàng ngàn năm, Tôn Tử đã chỉ ra được và điều này còn nguyên giá trị đến ngày nay. Ngoài việc hiểu rõ, tự rèn luyện và nhận thức bản thân thì lãnh đạo phải biết dùng người và quản người.

Vì còn người là nhân tố cốt lõi trong tất cả các tổ chức và Công ty, và con người phù hợp lại càng quan trọng hơn. Do đó, việc chọn người phù hợp với từng vị trí, chức vụ, văn hóa, môi trường trong tổ chức là điều mà tất cả lãnh đạo phải làm, mà muốn làm được điều này thì phải biết nhìn ra những người không phù hợp, và loại bỏ họ để tránh ảnh hưởng đến những người phù hợp. Một điều vô cùng nguy hiểm đó là những người phù hợp, tiềm năng thường cảm thấy chán nản và mất động lực vì phải luôn làm việc, hợp tác với những người không phù hợp, đây cũng là lí do chính khiến nhóm người có trình độ trên đại học ít cảm thấy hài lòng trong công việc nhất vì phải làm chung với những người không phù hợp khiến cho năng suất, hiểu qua công việc bị suy giảm. Về vấn đề này, SPVB với một văn hóa hài hòa, luôn xây dựng cùng nhau đi lên, và chưa có những pháp chế để chọn lọc, loại bỏ những người không phù hợp, sẽ khiến những người phù hợp bị chậm lại và rất dễ mất động lực. Điều này, không chỉ những lãnh đạo cấp trung mà những lãnh đạo cấp cao, những người giữ vị trí cao nhất cần phải xây dựng đưa ra một quy chuẩn, kỷ luật, pháp chế phù hợp nhấ để chọn được đúng người phù hợp.

Bên cạnh việc nhìn người, chọn người thì việc dùng người là điều quan trọng không kém, nó được xem như là hành động cụ thể sau khi đã chọn lọc được người phù hợp. Những nhà quản trị cần phải xác định, hiểu rõ được động cơ, định hướng và mục tiêu của những nhân viên phù hợp và từ đó sắp xếp họ vào một vị trí với những chức năng, nhiệm vụ phù hợp nhất. Nếu như nhân viên ứng tuyển vào một vị trí mà nhà lãnh đạo thấy rõ là không chính xác thì cần phải loại bỏ ngay lập tức, bởi nếu như nhân viên vào không đúng vị trí, chức vụ, có những nhiệm vụ không phù hợp thì chính ngay cả nhân viên đó đang lãng phí thời gian của họ. Việc này cũng giống như việc loại bỏ những người không phù hợp, vì nếu nhà lãnh đạo không quyết đoán, sợ mất tình cảm khi loại bỏ những nhân viên đó thì vô hình dung không chỉ ảnh hưởng đến tổ chức mà còn làm lãng phí thời gian của những nhân viên không phù hợp đó.

Lãnh đạo cần phải thưởng phạt phân minh. Biết chọn đúng thời điểm để tuyên dương cũng như trách phạt. Không phải lúc nào cũng cứ nhất thiết hoàn thành tốt nhiệm vụ là ca ngợi, khen thưởng hay vi phạm, hay ngược lại. Một nhà lãnh đạo thông mình và sắc sảo là biết lúc nào nên khen lúc nào nên thưởng và khen thưởng trong hoàn cảnh nào, thời gian nào là phù hợp nhất. Đôi khi, để kích thích nhân viên hoàn thành vượt kế hoạch đề ra thì khi nhân viên đã đạt được 100% so với chỉ tiêu, cũng xem đó là chuyện bình thường, không có quá gì khác biệt, mà áp một tư duy xa hơn rộng hơn với một thái độ chân thành muốn giúp nhân viên phát triển. Dĩ nhiên, đây chỉ là nghê thuật khen thưởng, chỉ thỉnh thoảng sử dụng để khích thích nhân viên, còn hầu hết thì nhà quản trị phải chí công vô tư khen thưởng rõ ràng, với từng nhiệm vụ cụ thể

Tóm lại, bên cạnh thái độ chân thành, thoải mái trong văn hóa của SPVB thì nhà lãnh đạo tại SPVB phải có những pháp chế rõ ràng, phải có nghệ thuật ứng xử phủ hợp để vừa kích thích nhân viên làm vượt khả năng, vừa khiến nhân viên luôn tôn trọng mình giúp tổ chức ngày một đi lên.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Sự HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆCCỦA NHÂN VIÊN KINH DOANH CÔNG TY TNHH SUNTORY PEPSICOKHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH 10598304-1200-233736.htm (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w