Phương pháp xử lí số liệu mẫu

Một phần của tài liệu 2407_012320 (Trang 52 - 54)

Thời gian thu thập số liệu bắt đầu từ ngày 15 tháng 07 năm 2021 đến hết ngày

31 tháng 08 năm 2021. Phương pháp thu thập dữ liệu: vì thời gian có hạn, cũng như không đủ kinh phí, chính vì vậy tác giả đã chọn phương pháp lấy mẫu là phương pháp

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường thích hợp là 5:1, nếu tốt hơn nữa có thể ở mức 10:1 (Todd, P & Taylor, S, 1995). Đối với Guilford (1954), khuyến nghị cỡ mẫu tối thiểu là 200 để phục hồi yếu tố nhất quán. Cùng quan điểm đó Gorsuch (1974), mô tả cỡ mẫu trên 200 là lớn và dưới 50 là nhỏ. Bên cạnh đó Cattell (1978) cũng đề xuất rằng 500 sẽ là một cỡ mẫu tốt để hướng tới, tuy nhiên tuỳ vào bối cảnh mà 250 hoặc 200 là con số có thể chấp nhận được. Có khá ít nghiên cứu về vai trò của cỡ mẫu trong phân tích nhân tố đã điều tra các mẫu thực hoặc mẫu mô phỏng có kích thước nhỏ hơn 50, có thể vì đây được coi là ngưỡng tối thiểu tuyệt đối hợp lý (Velicer và Fava, 1998). Ngoài ra, cũng có một vài nghiên cứu trước đó đã công nhận cỡ mẫu 30 (Geweke và Singleton, 1980) hoặc 25 (Bearden, Sharma và Teel, 1982) là có thể đủ nhưng theo như Anderson và Gerbling (1984) nghiên cứu sau này bị giới hạn hơn và những phát hiện của nó không được khai quát hoá. Một nghiên cứu của Monte Carlo của (Jackson, 2001) về phân tích nhân tố ông cho rằng với kích thước mẫu nằm trong khoảng từ 25 đến 400 là tốt. Đối với Boomsma (1982):

“Phân tích với kích thước mẫu nhỏ hơn 100 là nguy hiểm và khuyến khích sử dụng kích thước mẫu lớn hơn 200 để có kết luận an toàn”. Dựa trên các khái niệm, kết quả của các nhà nghiên cứu trước, tác giả dự định sẽ thu thập 300 người đang sinh sống và làm việc tại Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện qua kênh trực tuyến. Qua hơn một tháng rưỡi thu thập bảng số liệu tác giả đã thu về được 303 mẫu khảo sát.

Các yếu tố ảnh hưởng được đo lường bằng các biến quan sát, tác giả sẽ sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để theo dõi mức độ của các biến quan sát này. Thang đo Likert 5 theo mức độ tăng dần, với mức độ 1 là rất không ảnh hưởng tăng dần tới mức độ 5 là rất ảnh hưởng.Bảng 3.1: Thang đo Likert 5 mức độ

Nguồn: Bissonnette (2007) Sau khi lựa chọn ra khác phiếu khảo sát có đầy đủ thông tin dữ liệu, tôi tập hợp tất cả các dữ liệu của thang đo Likert 5 và mã hóa bằng phần mềm Excel và sau đó chạy mô hình phân tích.

Một phần của tài liệu 2407_012320 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w