Kiểm định các vi phạm giả thiết của môhình hồ

Một phần của tài liệu 2407_012320 (Trang 91 - 96)

Giả định liên hệ tuyến tính

Sử dụng đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa để kiểm tra vấn đề liên hệ tuyến tính. Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường thẳng đi qua tung độ bằng 0 mà không tuân theo một quy luật nào. Do vậy, ta có thể kết luận mô hình hồi quy trên không vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.

Theo biểu đồ Scatterplot ở Hình 4.1, các sai số hồi quy phân bố tương đối đều

ở cả hai phía của đường trung bình (trung bình của các sai số bằng 0) và không theo một quy luật rõ ràng nào. Điều đó cho thấy giả thiết sai số của mô hình hồi quy không

đổi là phù hợp. Hơn nữa, kết quả kiểm định Spearman cho thấy không có khả năng tồn tại phương sai của phần dư thay đổi.

Giả định phân phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa được sử dụng để đánh giá giả định này. Biểu

đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram ở hình 4.2 cho thấy phần dư phân phối sắp sửa chuẩn hóa (trung bình Mean = -1.02E-14 = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.990 sắp xỉ bằng 1). Do đó có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không vi phạm. Ngoài ra, theo biểu đồ P-P plots ở Hình 4.3 các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Giả định hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư

Thực hiện thống kê Durbin - Watson để kiểm định tương quan gia các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Durbin- Watson = 1.823 ở bảng 4.13. Theo điều kiện hồi quy, giá trị Durbin - Watson phải nằm trong khoảng 1 < d < 3. Giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết

67

Hình 4.1: Đồ thị phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 4.2: Phân phối của phần dư chuẩn hóa

Hình 4.3: Điểm phân vị của phân phối của biến độc lập

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.6.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Với các kết quả kiểm định trên ta thấy mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.14. Từ kết quả hồi quy cho thấy tất cả 6 nhân tố trên ảnh hưởng tích

cực đến Quyết định chọn mua smartphone Samsung của nhân viên văn phòng làm việc tại TP.HCM.

Hệ số Beta chưa chuẩn hóa cho biết mối tương quan giữa các biến độc lập với

biến phụ thuộc, còn hệ số beta chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tùy vào mục tiêu của đề tài mà lựa chọn beta chuẩn hóa, hoặc beta chưa chuẩn hóa để đưa vào mô hình hồi quy. Đề tài này căn cứ vào hệ số β chuẩn hóa. Hệ số β càng lớn thì yếu tố đó tác động đến Quyết

Giả thuyết

Nội dung giả thuyết Hệ số chuẩn hóa (Standardized Coefficient - Beta) Giá trị Sig. Kết quả kiểm định H1

Yếu tố thương hiệu sản phẩm có tác động cùng chiều dương đến quyết định

chọn mua điện thoại di động

+0.291 0.000 Chấp nhận

H2

Yếu tố giá cả sản phẩm có tác động cùng chiều dương đến quyết định chọn

mua điện thoại di động Samsung.

+0.341 0.000 Chấp nhận

H3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y ếu tố tính năng sản phẩm có tác động

cùng chiều dương đến quyết định chọn

+0.115 0.023 Chấp nhận

H4

Yếu tố Tiện lợi có tác động cùng chiều

dương đến quyết định chọn mua điện thoại di động Samsung.

+0.103 0.019 Chấp nhận

H5

Yếu tố Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều dương đến quyết định chọn

mua điện thoại di động Samsung.

+0.167 0.000 Chấp nhận

H6

Yếu Phụ thuộc có tác động cùng chiều

dương đến quyết định chọn mua điện thoại di động Samsung.

+0.111 0.027 Chấp nhận 69

YD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

3,463 2 3^ ^33^

Nguồn: Tác giả tổng hợp 70

Một phần của tài liệu 2407_012320 (Trang 91 - 96)