Mô hình nhận thức rủi ro TPR của Bauer

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNGTRỰC TUYẾN TRÊN SHOPEE CỦA KHÁCH HÀNG TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598540-2377-012106.htm (Trang 31 - 33)

Mô hình nhận thức rủi ro TPR (Theory of Perceived Risk) được nghiên cứu bởi tác giả Bauer R.A (1960) đưa ra ý kiến rằng khi người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin có nhận thức được rủi ro nhất định gồm yếu được nhắc đến

như sau: Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan liên quan đến các vấn đề giao dịch trực tuyến.

Hình 2.5: Mô hình nhận thức rủi ro TPR của Bauer (Bauer, R.A., 1960) Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ là các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, hình ảnh, số lượng sản phẩm không như mong đợi hay được đưa ra trong thông tin sản phẩm. Cox và Rich (1964) đã đưa ra ý kiến cho rằng nhận thức rủi ro như là tổng thể nhận thức không định trước bởi người tiêu dùng trong

một tình huống mua hàng cụ thể.

Nhận thức rủi ro liên quan đén các vấn đề giao dịch trực tuyến là những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình người tiêu dùng thực hiện các thao tác giao dịch tiền trên các phương tiện điện tử như: bảo mật, an toàn, rủi ro trong thời gian giao dịch,... Và có nhiều nghiên cứu cho rằng sự tin tưởng, tín nhiệm có thể cải thiện bằng

cách gia tăng tính bảo mật, an toàn khi giao dịch cho khách hàng như: bảo mật thông tin cá nhân trong giao dịch, nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn trả của nhà cung cấp khi có rủi ro xảy ra trong việc mua bán trên mạng Internet. Bhimani (1996) nói rằng sự

đe dọa đối với việc chấp nhận thương mại điện tử như là: làm lộ thông tin khách hàng,

rò rỉ mật khẩu, hệ thống bảo mật kém, sự lừa đảo trong thanh toán.

Vì vậy, rủi ro khi giao dịch trực tuyến là một rủi ro có thể xảy ra cho người tiêu dùng khi sử dụng thanh toán qua Internet.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNGTRỰC TUYẾN TRÊN SHOPEE CỦA KHÁCH HÀNG TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598540-2377-012106.htm (Trang 31 - 33)