Mô hình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNGTRỰC TUYẾN TRÊN SHOPEE CỦA KHÁCH HÀNG TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598540-2377-012106.htm (Trang 35 - 36)

Nhóm tác giả Sandra F., Chuanlan L., David S., và Liu C.G., đã xây dựng nên đề tài “Xây dựng thang đo để đo lường những lợi ích và nguy cơ trong mua sắm trực tuyến". Nghiên cứu đã thiết lập được thang đo cho những cấu trúc trong lợi ích nhận được khi mua hàng trực tuyến như: Sự tiện lợi khi mua sắm trực tuyến, Khả năng lựa chọn sản phẩm trong mua sắm trực tuyến, sự thoải mái trong mua sắm trực tuyến, niềm vui trong mua sắm. Cấu trúc rủi ro bao gồm những yếu tố sau: Rủi ro về tài chính, rủi ro chất lượng sản phẩm, rủi ro về thời gian, rủi ro về sự tiện lợi.

Liu Xiao (2004), “Các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng” sử dụng rộng mô hình TAM để nghiên cứu về những quyết định sử dụng thương mại điện tử. Bên cạnh các yếu tố như nhận thức sự hữu

ích và nhận thức tính dễ sử dụng, các tác giả đã mở rộng đưa vào mô hình TAM yếu tố nhận thức rủi ro có tác động đến ý định sử dụng.

Dựa vào bài nghiên cứu của tác giả Hasslinger và các cộng sự (2007), “Hành

vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng” tác giả chọn khái niệm giá cả và sự tin

cậy vào mô hình của mình để nói những yếu tố này có tác động đến hành vi người tiêu dùng khi mua hàng qua mạng.

Hình 2.9: Mô hình hành vi người tiêu dùng trong mua hàng qua mạng (Hasslinger và các cộng sự, 2007) Nhóm tác giả Joongho Ahn, Jinsoo Park, và Dongwon Lee (2001) đã nghiên cứu đề về “Giải thích về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Thương mại điện tử (ECAM)” mô hình này chấp nhận sử dụng thương mại điện tử ECAM bằng cách kết hợp với mô hình TAM cùng với nhận thức rủi ro được thêm vào nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNGTRỰC TUYẾN TRÊN SHOPEE CỦA KHÁCH HÀNG TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598540-2377-012106.htm (Trang 35 - 36)