Khưu Hồng Vạn và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) nghiên cứu về “Một số nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam'”. Bài viết được đăng trên Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 14, số Quý 1 năm 2011. Trong đó, nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, sự tín nhiệm, sự lo lắng là các yếu tốảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này còn cho thấy tính dễ sử dụng và sự tự tin không ảnh hưởng đến xu thế sử dụng ngân hàng trực tuyến.
Trần Tuấn Mãng, Nguyễn Minh Kiều (2011) trên Tạp chí khoa học số 5 (23) năm 2011, viết về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhârí”. Nghiên cứu đã xác định năm nhân tố
bao gồm: giao diện trang web, sự cảm thông, sự tin cậy, sự đáp ứng và sự đăng nhập - thao tác có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ Internet Banking. Sau cùng, nghiên cứu gợi ý một số chính sách để thực hiện theo thứ tự ưu tiên nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking do ngân hàng cung cấp.
Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh (2013) viết về nghiên cứu mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ. Bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học -Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 29, số 1 năm 2013. Bài viết tập trung giới thiệu 7 mô hình tiêu biểu được dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ, phân tích đặc điểm mô hình, kết quả áp dụng các mô hình này trong các nghiên cứu thực tế. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra hạn chế của từng mô hình nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cũng như gợi ý cho những nghiên cứu mới trong lĩnh vực này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về dịch vụ Internet Banking, sự hài lòng của khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, các mô hình lý thuyết nghiên cứu về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ. Đồng thời, tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ Internet Banking của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU