0
Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢKINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM 10598423-2238-010825.HTM (Trang 25 -25 )

Theo Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà (2013), cách tiếp cận đo lường rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,...Trong các chỉ tiêu này, nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường rủi ro tín dụng.

Trong các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trên thế giới, có nhiều cách định nghĩa về nợ xấu. Nợ xấu là các khoản vay mà ngân hàng không thể thu lợi từ khoản vay đó (Patersson & Wadman, 2004), hay nợ xấu là các khoản vay không hoàn trả được (Mohd Yaziz Bin Mohd Isa, 2011).

Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, cùng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nợ xấu được hiểu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Nhóm 3 là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản nợ đã quá hạn từ từ 90 đến 180 ngày. Nhóm 4 gồm các khoản

nợ ghi ngờ, với thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ trong nhóm 5, đã quá hạn trên 360 ngày.

Tỷ lệ nợ xấu được xác định theo công thức sau: _ „ Jj N x uợ ấ

Tỷ lệ nợ xấu = ^. _ " — x 100%

T ng d nổ ư ợ

Tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp và cũng đồng nghĩa là rủi ro tín dụng càng cao. Nguy cơ khách hàng không trả nợ cho ngân hàng càng lớn, từ đó làm suy giảm doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện, hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ.

2.1.2.2 Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng

Ngoài phương pháp đo lường truyền thống là đo lường trên tỷ lệ nợ xấu, rủi ro tín dụng còn được đo lường bằng chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản chi phí dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng như đã cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng được hạch toán vào cho phí hoạt động của ngân hàng và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Trích lập dự phòng là phương thức kiểm soát tổn thất tín dụng, bù đắp rủi ro tín dụng.

Theo Ashour M.O (2011), dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm bù đắp tổn thất phát sinh từ các khoản vay không thu hồi được. Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng là các khoản chi phí trích trước chính của ngân hàng (Laeven, L. and Majnoni, 2003).

Chính vì số liệu dự phòng rủi ro tín dụng dễ dàng thu thập nên tác giả Knaup và Wagner (2012) cho rằng sử dụng chi phí dự phòng RRTD để đo lường RRTD và kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng có tác động đáng kể hơn cả đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng so với các chỉ tiêu đo lường còn lại của rủi ro tín dụng.

_... ... D phòng r i ro tín d ngự ủ ụ

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = — ---ɪ _ ■—'---— x 100%

- tt & T ng d nổ ư ợ

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao thì khả năng dự phòng rủi ro sẽ càng cao để đủ bù đắp thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái niệm

Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, hiệu quả hoạt động là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đã có để đạt được kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất, tức là tối thiểu hóa chi phí. Ngoài ra, đây còn là yếu tố quyết định trực tiếp đến vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Bởi khi ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả thì mới có thể tạo ra nhiều lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng, thu hút khách hàng. Vì vậy các ngân hàng thương mại luôn coi hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Hai tiêu chí đánh giá HQKD của một doanh nghiệp đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

Hiệu quả tuyệt đối: được đo lường bằng kết quả kinh doanh trừ đi chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, khối lượng, lợi nhuận đạt được trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ tiêu này khó có thể so sánh được với các doanh nghiệp có thể cùng quy mô với chiến lược kinh doanh theo hướng dài hạn, chưa thể hiện tuyệt đối trình độ sử dụng các nguồn lực trong mối quan hệ so sánh hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức.

Hiệu quả tương đối: do lường dựa vào tỷ lệ so sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Hiệu quả kinh doanh tương đối được xác định như sau: Efficiency = output/ input hoặc Efficiency = input/ output. Cách đánh giá này rất thuận tiện khi so sánh giữa các tổ chức có quy mô, phạm vi không gian và thời gian khác nhau.

Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu, khả năng các yếu tố đầu vào biến đổi thành yếu tố đầu ra để tăng khả năng sinh lời đem lại hiệu quả đặt ra cũng như thiểu chi phí để có thể cạnh tranh với các định chế tài chính khác.

Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực hay là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh. Nếu một ngân hàng đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước thì được coi là hoạt động hiệu quả (Berger và Mester (1997)).

Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau hiệu quả kinh doanh của NHTM. Trong luận văn này, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM sẽ được tác giả nghiên cứu dưới khía cạnh lợi nhuận hay khả năng sinh lời được tạo ra bởi các ngân hàng này.

2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

Các chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả HĐKD của ngân hàng là: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).

2.2.2.1Lợi nhuận trên tổng tài sản

Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets - ROA) là chỉ số đo lường khả năng các NHTM quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. ROA được tính theo công thức:

________ L i nhu n sau thuợ ậ ế

ROA =

Z-*

1

--- x 100%

T ng tài s nổ ả

ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả cũng như thể hiện ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Ngược lại, ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư, cho vay không năng động hoặc do chi phí hoạt

động của ngân hàng quá cao. Nói cách khác, đây là chỉ tiêu cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản. Theo thông lệ quốc tế, chỉ tiêu ROA ≥ 1% thể hiện ngân hàng đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tổng tài sản (Trần Thọ Đạt và Lê Thanh Tâm, 2016). Theo CAMEL, ngân hàng đạt hiệu quả nhất khi tỷ lệ ROA ≥ 1.5% (Rozzani và Rahman, 2013).

2.2.2.2Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) là chỉ số phản ánh hiệu quả của vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu. Bản chất chỉ số này phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn mà nhà đầu tư đầu tư vào ngân hàng cho nên luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư. ROE được tính theo công thức:

______ L i nhu n sau thuợ ậ ế

ROE = -ɪɪɪɪ- x 100%

V n ch s h uố ủ ở ữ

Chỉ số này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mức doanh thu từ lợi nhuận tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, ngân hàng kinh doanh hoạt động có lãi. Nếu mang giá trị âm là ngân hàng kinh doanh thua lỗ. Đồng thời, ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng cân đối trong việc sử dụng vốn cổ đông so với đồng vốn đi vay của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động. ROE cho thấy hiệu quả quản lý của các ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ đông.

Theo thông lệ quốc tế (Dịch vụ nhà đầu tư của Moody: MIS-39 Moody’s Investors Service), ROE ≥ 12% -15% được coi là tốt. Tại Việt Nam: ROE được xem là tốt nếu nằm trong khoảng từ 14% - 17% (Trần Thọ Đạt và Lê Thanh Tâm, 2016). Theo tiêu chuẩn của CAMEL, ngân hàng đạt hiệu quả nhất khi chỉ tiêu ROE ≥ 22% (Rozzani và Rahman, 2013). Chỉ tiêu ROE càng cao phản ánh lợi nhuận ròng các cổ đông của ngân hàng nhận được càng cao.

2.2.2.3Các chỉ tiêu đo lường khác

Ngoài hai chỉ tiêu ROA và ROE được sử dụng phổ biến trong phân tích hiệu quả HĐKD như đã đề cập ở trên thì khi đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng, người ta còn dùng các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ thu nhập cận biên dùng để đo lường khả năng sinh lời và hiệu quả của ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu như:

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM -Net Interest Margin):

Thu nhập lãi-Chi phí lãi

NIM = αιɪɪ N ɪ' _..a_ x 100%

Tong tài sản có sinh lời bình quân

Tỷ lệ này được các ngân hàng quan tâm vì có thể giúp ngân hàng dự báo khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản có khả năng sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM -Non Interest Margin):

r Thu nhập ngoài lãi-Chi phí ngoài lãi

NM = ^E ' . ; x 100%

Tong tài sản có sinh lời bình quân

Tỷ lệ NM càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng cũng như hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này càng cao và ngược lại.

- Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM -Net Profit Margin): NPM = π.J^nhtpsau.thuL x 100%

TOng thu từ hoạt động

Chỉ số NPM phản ảnh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ lệ này càng càng cao càng tốt và ngược lại.

2.3 Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàngthương mại thương mại

2.3.1 Giảm lợi nhuận của ngân hàng

Rủi ro và lợi nhuận là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau. Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, NHTM luôn phải đối mặt với một số rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. RRTD có khả năng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, nếu như một ngân hàng có RRTD cao thì ngân hàng đó phải đối mặt với nguy cơ giảm lợi nhuận là đều tất yếu cũng như không thu hồi được vốn gốc và lãi vay từ khách hàng.

Đến nay, mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh đã được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới. Cụ thể, khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng càng tăng cao thì buộc ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng cao. Chính những khoản chi phí dự phòng rủi ro này làm tăng chi phí của ngân hàng. Do vậy, làm tổn thất lợi nhuận ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2008).

Kết quả này được giải thích là khi ngân hàng cho vay những khách hàng, hay những dự án có RRTD cao hơn đồng nghĩa với việc ngân hàng đang tích tụ những khoản vay có khả năng không thu hồi được, hay mức độ tổn thất đối với những khoản vay này là rất lớn, điều này làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác được tiến hành ở nhiều quốc gia cũng cho thấy, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng như: Berger và DeYoung (1997), Hosna và cộng sự (2009), Alexiou và Sofoklis (2009), Samuel Hymore Boahene và cộng sự (2012).

Tại Việt Nam, Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam từ 2005-2012 tại 39 NHTM, thông qua mô hình hồi quy Tobit. Kết quả cho thấy, RRTD càng cao thì tỷ suất lợi nhuận ngân hàng càng giảm. Tác giả kết luận: khi nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với RRTD tăng, khả năng không thu hồi vốn và lãi từ khách hàng là rất cao, chi phí giám sát và mức độ tổn thất từ những khoản tín dụng này là rất lớn, do đó làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Ở một khía cạnh khác, các chi phí tăng lên cũng làm giảm lợi nhuận ngân hàng như các chi phí gồm: chi phí để tăng cường giám sát những khách hàng vay quá hạn và các tài sản thế chấp của họ, chi phí duy trì và xử lý tài sản đảm bảo, chi phí liên quan đến việc bảo vệ danh tiếng và sự an toàn của ngân hàng đối với các cơ quan quản lý và thị trường tài chính, chi phí tăng thêm để đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay khác. Việc gia tăng các chi phí này khiến cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.3.2 Giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng

Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đều có ảnh hưởng lớn đến sự mất khả năng thanh toán và ổn định của ngân hàng. Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới,...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay,...) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các hợp đồng vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Do đó, khi không thu hồi được vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán cho các khoản tiền gửi nên ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản, nghiêm trọng hơn là mất khả năng thanh toán và dẫn đến nguy cơ phá sản.

Kết quả của những nghiên cứu về rủi ro mất khả năng thanh khoản và nguy cơ vỡ nợ trong ngân hàng như, nghiên cứu của Acharya và Mora (2013) cho thấy sự thất bại của những ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và bị thiệt hại do sự mất khả năng thanh toán từ giai đoạn trước khi vỡ nợ thực sự xảy ra. Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014) cũng chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong suốt thời kỳ kinh tế ổn định cũng như thời kỳ khủng hoảng.

Như vậy, để hoạt động ổn định và an toàn đòi hỏi các ngân hàng phải có sự quản lý chặt chẽ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng để tránh nguy cơ mất khả năng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢKINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM 10598423-2238-010825.HTM (Trang 25 -25 )

×