Giảm lợi nhuận củangân hàng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢKINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM 10598423-2238-010825.htm (Trang 31 - 32)

Rủi ro và lợi nhuận là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau. Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, NHTM luôn phải đối mặt với một số rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. RRTD có khả năng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, nếu như một ngân hàng có RRTD cao thì ngân hàng đó phải đối mặt với nguy cơ giảm lợi nhuận là đều tất yếu cũng như không thu hồi được vốn gốc và lãi vay từ khách hàng.

Đến nay, mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh đã được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới. Cụ thể, khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng càng tăng cao thì buộc ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng cao. Chính những khoản chi phí dự phòng rủi ro này làm tăng chi phí của ngân hàng. Do vậy, làm tổn thất lợi nhuận ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2008).

Kết quả này được giải thích là khi ngân hàng cho vay những khách hàng, hay những dự án có RRTD cao hơn đồng nghĩa với việc ngân hàng đang tích tụ những khoản vay có khả năng không thu hồi được, hay mức độ tổn thất đối với những khoản vay này là rất lớn, điều này làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác được tiến hành ở nhiều quốc gia cũng cho thấy, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng như: Berger và DeYoung (1997), Hosna và cộng sự (2009), Alexiou và Sofoklis (2009), Samuel Hymore Boahene và cộng sự (2012).

Tại Việt Nam, Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam từ 2005-2012 tại 39 NHTM, thông qua mô hình hồi quy Tobit. Kết quả cho thấy, RRTD càng cao thì tỷ suất lợi nhuận ngân hàng càng giảm. Tác giả kết luận: khi nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với RRTD tăng, khả năng không thu hồi vốn và lãi từ khách hàng là rất cao, chi phí giám sát và mức độ tổn thất từ những khoản tín dụng này là rất lớn, do đó làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Ở một khía cạnh khác, các chi phí tăng lên cũng làm giảm lợi nhuận ngân hàng như các chi phí gồm: chi phí để tăng cường giám sát những khách hàng vay quá hạn và các tài sản thế chấp của họ, chi phí duy trì và xử lý tài sản đảm bảo, chi phí liên quan đến việc bảo vệ danh tiếng và sự an toàn của ngân hàng đối với các cơ quan quản lý và thị trường tài chính, chi phí tăng thêm để đảm bảo chất lượng của các khoản cho vay khác. Việc gia tăng các chi phí này khiến cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢKINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM 10598423-2238-010825.htm (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w